Đó là khẳng định của ông Cao Tiến Dũng – Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Đồng Nai trong buổi phỏng vấn với Tạp chí Văn hoá Doanh nhân về chiến lược nhằm tăng tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Kim Oanh thực hiện.
Ông vui lòng cho biết kết quả thu hút đầu tư của Đồng Nai trong thời gian gần đây?
Về đầu tư trong nước, trong 9 tháng đầu năm 2017, Đồng Nai thu hút 44 dự án mới với tổng vốn đăng ký 17.886,9 tỷ Đồng, 8 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn là 697 tỷ Đồng, đạt 188,7% kế hoạch, tăng 98,4% so với cùng kỳ.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tỉnh thu hút 55 dự án mới với tổng vốn đăng ký là 339,5 triệu USD và 84 dự án tăng vốn với tổng vốn đạt 616 triệu USD. Luỹ kế đến cuối tháng 9/2017. Đồng Nai có 697 dự án trong nước còn hiệu lực với tổng vốn 190.278 tỷ đồng và 1.300 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 26,273 tỷ USD.
Đâu là điểm nội bật trong thu hút đầu tư của tỉnh Đồng Nai? Giải pháp để Đồng Nai lựa chọn nhà đầu tư là gì?
Đồng Nai thu hút đầu tư một cách có chọn lọc, ưu tiên các dự án công nghệ cao và thân thiện môi trường; các dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ, hạ tầng, giao thông với vốn đầu tư lớn sử dụng công nghệ tiên tiến và lao động có tay nghề, đặc biệt là các dự án công nghiệp hỗ trợ. Tình hình hoạt động của các dự án tại tỉnh được triển khai nhanh, quy mô sản xuất được mở rộng nhằm tạo lợi thế và đón đầu cơ hội tham gia vào các thị trường mà Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do.
Liên quan đến việc lựa chọn nhà đầu tư, Đồng Nai thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, tập trung mời gọi đầu tư vào các lĩnh vực cụ thể như sau:
Công nghiệp: ưu tiên dự án công nghệ cao, dự án công nghiệp hỗ trợ: sản xuất chi tiết, linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu thuộc các lĩnh vực cơ khí chế tạo, điện tử – tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may mặc, giày; dự án sản xuất vật liệu mới, bất động sản.
Nông nghiệp: dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, thân thiện môi trường, ứng dụng công nghệ sinh học; sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, an toàn; dự án chế biến nông sản thực phẩm.
Dịch vụ, hạ tầng: đầu tư cầu, đường giao thông, cảng biển, logistics, dự án thuộc lĩnh vực: giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, du lịch, văn hóa kết hợp du lịch, nhà ở công nhân, dịch vụ phục vụ khu công nghiệp.
Đồng Nai đã thực hiện những biện pháp nào để tăng tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư?
Sự thành công trong việc thu hút đầu tư tại Đồng Nai xuất phát từ 5 yếu tố cốt lõi như sau:
Đánh giá đúng lợi thế so sánh của địa phương, chỉ đạo hợp lý, kịp thời nắm bắt thời cơ, xác định đúng hướng đi, phát triển khu công nghiệp (KCN) làm động lực để đột phá phát triển hướng đến phát triển xanh và bền vững.
Thực hiện chủ trương “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, thực hiện cơ chế hành chính “một cửa”, “một cửa liên thông”, “một cửa liên thông hiện đại”, giải quyết khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp một cách công khai, minh bạch, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.
Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển.
Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, tăng cường an ninh – quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước, phối hợp liên ngành, liên vùng nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo sự phát triển đồng bộ, hài hòa, bền vững trong nội bộ ngành, vùng; tận dụng tối đa nguồn lực Trung ương, địa phương để đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất trên các lĩnh vực giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc….tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại-đầu tư.
Đâu là những thuận lợi của Đồng Nai trong việc thu hút dự án FDI?
Lợi thế về tự nhiên: với diện tích 5.907 Km2, nằm ở vị trí trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với các tỉnh, thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai hầu như không có bão lụt, động đất, cao độ bình quân trên 50m, không ngập nước; địa chất tại các KCN thuận lợi cho việc xây dựng công trình với chi phí thấp.
Cơ sở hạ tầng: được phát triển đồng bộ, đảm bảo nhu cầu điện, nước, thông tin liên lạc, vận chuyển hàng hoá thuận lợi nhờ hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như Quốc lộ 1A, 20, 51, 56; đuờng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; tuyến đường sắt Bắc – Nam; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 30km, gần cụm cảng Sài Gòn, cụm Cảng Thị Vải – Vũng Tàu, cụm cảng Đồng Nai …Tương lai gần tỉnh có sân bay quốc tế Long Thành và cụm cảng biển ở Nhơn Trạch.
Sự quan tâm đặc biệt: chính quyền tỉnh Đồng Nai luôn quan tâm hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.
Giải pháp giúp Đồng Nai tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch?
Nhằm tiến tới tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch, Đồng Nai đã thực hiện đồng thời nhiều biện pháp:
Tăng cường cải cách hành chính, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch; kịp thời lắng nghe và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư.
Thành lập Ban hành động hỗ trợ doanh nghiệp, yêu cầu lãnh đạo các Sở, ngành bố trí lịch làm việc cố định hàng tuần để gặp gỡ doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Triển khai hệ thống phần mềm điện tử Egov nhằm kết nối quản lý hồ sơ từ Trung tâm hành chính công tỉnh Đồng Nai về các sở, ngành và ngược lại; kết nối nhận và gửi hồ sơ hành chính cho người dân và doanh nghiệp.
Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp trên các website của tỉnh về quy hoạch, danh mục dự án kêu gọi đầu tư, các dự án thực hiện đấu thầu…
Hỗ trợ, đôn đốc nhà đầu tư triển khai nhanh dự án sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật; hỗ trợ, tư vấn, duy trì cơ chế đối thoại định kỳ giữa lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện với các doanh nghiệp FDI.
Tăng cường công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thường xuyên rà soát, đôn đốc giải ngân thực hiện các dự án đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ông có thông điệp nào muốn gửi đến các các nhà đầu tư muốn đầu tư tại Đồng Nai?
Đối với các nhà đầu tư đã triển khai dự án: triển khai nhanh dự án đầu tư, chấp hành các quy định pháp luật của Việt Nam, báo cáo lãnh đạo tỉnh thông qua Sở KH-ĐT về các khó khăn, vướng mắc (đối với các dự án nằm ngoài KCN) hoặc Ban Quản lý các KCN (đối với các dự án nằm trong KCN) để được hỗ trợ, giải quyết.
Đối với nhà đầu tư đang tìm hiểu môi trường đầu tư: tỉnh luôn tăng cường công tác hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh các hoạt động về khởi nghiệp, rà soát quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành để kêu gọi đầu tư. Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tỉnh Đồng Nai sẽ thực hiện các nội dung sau:
Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư – thương mại – dịch vụ hướng vào các thị trường trọng điểm như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Đài Loan…xúc tiến đầu tư kết hợp thương mại và du lịch.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền hành chính hiện đại, nâng cao hiệu quả chất lượng phục vụ, tiến đến thực hiện chính quyền điện tử, tăng cường cải cách thủ tục hành chính.
Tổ chức gặp gỡ giữa đại diện lãnh đạo tỉnh, Sở, Ban ngành và doanh nghiệp nhằm thông tin tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, phổ biến các quy định mới và nội dung cải cách liên quan đến môi trường đầu tư.
“Ngoài những thuận lợi trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài, Đồng Nai cũng đối mặt một số hạn chế nhất định. Cụ thể, dự án FDI hiện tập trung chủ yếu tại địa bàn có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, các dự án này chủ yếu đến từ châu Á (Đài Loan, Hàn Quốc…); tỉnh chưa thu hút được nhiều các dự án FDI từ các quốc gia có tiềm năng về vốn và công nghệ như Châu Âu, Châu Mỹ; dự án FDI chủ yếu tập trung vào các ngành gia công, sử dụng nhiều lao động như dệt may, cơ khí, điện tử, da giầy, chưa thu hút được nhiều dự án công nghệ cao và hiện đại; nguồn nhân lực qua”