Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà chia sẽ với Tạp chí VHDN về các giải pháp đưa Đắk Lắk phát triển đúng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên, Nguyễn Trọng thực hiện.
Xin Ông vui lòng cho biết các giải pháp cụ thể nhằm đưa Đắk Lắk phát triển theo đúng định hướng trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên trong thời gian tới?
Trước mắt, chúng tôi tập trung xây dựng quy hoạch giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050 nhằm đưa Đắk Lắk thành trung tâm dịch vụ hàng đầu tại Tây Nguyên (kho bãi, thương mại, hội nghị, logistics…), phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch.
Riêng đối với Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh chủ tương đưa thành phố trở thành đầu mối giao thông, trung tâm công nghiệp, khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế của vùng Tây Nguyên nói chung và trung tâm chính trị-kinh tế-văn hoá của Đắk Lắk nói riêng.
Kế tiếp, tỉnh tập trung phát triển hạ tầng giao thông và đô thị, tăng cường liên kết với các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung, đẩy nhanh tiến độ các dự án động lực và trọng tâm của tỉnh.
Một giải pháp nữa là sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cung như nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước trong khuôn khổ các chương trình mục tiêu quốc gia, tiến tới xã hội hoá thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), thu hút FDI có chọn lọc đảm bảo trình độ công nghệ và vệ sinh môi trường.
Ngoài ra, chúng tôi tạo động lực mới cho tăng trưởng bền vững thông qua khuyến khích phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC) theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia đầu tư cũng như triển khai các thành tựu của CMCN 4.0.
Tiếp đến là phát triển hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá, thể thao nhằm đáp ứng yêu cầu của trung tâm cấp vùng, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, xây dựng hệ thống bệnh viện cấp vùng (đưa BV Đa khoa vùng Tây Nguyên thành bệnh viện trung tâm của vùng Tây Nguyên), xây dựng Khu liên hợp thể dục thể thao Tây Nguyên…
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà
Trong năm 2019, Đắk Lắk đã đề ra những nhiệm vụ và mục tiêu gì, kết quả đạt được là như thế nào, thưa ông?
Năm 2019 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng – năm quyết định để hoàn thành các mục tiêu đến năm 2020. Do đó, các cấp, ngành và địa phương và cộng đồng doanh nghiệp thực hiện hoàn thành 18 chỉ tiêu chính về phát triển kinh tế -xã hội.
Cụ thể, chúng tôi đã tăng cường công tác quản lý nhà nước, triển khai đồng bộ các chủ trương, chính sách nhà nước và đã mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế-xã hội. Đắk Lắk cũng đã tập trung nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cùng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI).
Bên cạnh đó, tỉnh cũng tăng cường công tác thanh tra, giám sát và thực hiện các nhiệm vụ công, đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nhất là ngành nông nghiệp và dịch vụ gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Ngoài mục tiêu chuyển đối cơ cấu cây trồng phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng biến đối khí hậu, chúng tôi còn khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Ngay trong năm 2019, chúng tôi đã nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển, tạo môi trường kinh doành thuận lợi và bình đẳng, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm (điện gió, điện mặt trời), tập trung vào công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế…
Sau 3 năm triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Đắk Lắk đã đạt được những thành tựu nổi bật trong việc phát triển kinh tế-xã hội, theo ông, đâu là nguyên nhân cũng như động lực giúp tỉnh đạt được những kết quả này?
Sau 3 năm triển khai, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 7,33%, GRDP bình quân đầu người đạt 41,09 triệu VND/người/năm vào cuối năm 2018, tổng thu ngân sách năm 2018 đạt 5.876 tỷ đồng, thành lập mới 1.004 doanh nghiệp trong năm 2018 nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn lên con số 8.264…
Những kết quả trên đến từ nỗ lực của chúng tôi trong việc thự hiện 05 giai pháp đột phá:
Thứ nhất, tái cơ cầu các ngành kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động cũng như sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ hai, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp đầu tư, khuyến khích đầu tư phát triển các ngành dịch vụ tiềm năng.
Thứ ba, tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách, xây dựng các công trình trọng điểm, tăng cường công tác bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và ứng phó biến đổi khí hậu.
Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển hệ thống giáo dục đào tạo và dạy nghề, phát triển hệ thống an sinh-xã hội, tăng cường công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Thứ năm, đổi mới, sắp xếp và tinh gọn bộ máy chính trị theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý, cải cách thể chế và thủ tục hành chính, thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính ở địa phương.
Cám ơn Ông