Nhằm tạo tiền đề để khu công nghiệp Dầu Giây trở thành một trong những KCN kiểu mẫu và đáp ứng nhu cầu việc làm tại địa phương. Công ty cổ phần KCN Dầu Giây đã quyết định đầu tư 566 tỷ đồng tại đây với tổng diện tích quy hoạch 328,6638 ha. Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần đưa Đồng Nai phát triển theo hướng công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp xanh – sạch tại Đồng Nai và Việt Nam.
Nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không, KCN Dầu Giây được xây dựng với các mục tiêu cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Đồng Nai. Trong đó, việc các nhà đầu tư không ngừng mở rộng, tăng vốn đầu tư kéo theo đó là nhiều nhà đầu tư vệ tinh tại KCN Dầu Giây là minh chứng cụ thể nhất trong việc thể hiện sức hút của KCN này. Với hệ thống hạ tầng đồng bộ, đáp ứng tốt những yêu cầu của nhà đầu tư, KCN Dầu Giây hiện đang trở thành điểm nhấn quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh.
KCN Dầu Giây được coi là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Hàn Quốc, Hồng Kông, cũng như các Tập đoàn đa quốc gia khác, tính đến tháng 11/2017 KCN Dầu Giây đã có 19 doanh nghiệp đăng ký hợp đồng thuê đất với trên 119 ha, đạt tỷ lệ 57,9 %, với các thương hiệu lớn như: CJ VINA AGRI; DE HEUS, Lái Thiêu, Longwell… Có thể đánh giá, đây là một trong những KCN có hiệu quả sử dụng đất/tổng vốn đầu tư cao của tỉnh Đồng Nai.
Theo ông Châu Văn Hiệp – Tổng Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Khu Công Nghiệp Dầu Giây cho biết: “Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều đánh giá cao hạ tầng của KCN Dầu Giây. Bên cạnh những lợi thế về vị trí, giao thông, chủ đầu tư luôn quan tâm phát triển và hoàn thiện hệ thống hạ tầng, dich vu seo vụ đồng bộ, môi trường đầu tư đạt quy chuẩn, nâng cao dịch vụ tiện ích và chất lượng vận hành để đáp ứng được nhiều yêu cầu khắt khe, chuyên biệt của từng doanh nghiệp. Với Trạm điện 110KV Dầu Giây cấp điện từ đường dây 500KV Bắc Nam, công suất 63MW và hệ thống lưới điện 22KV phục vụ cho toàn KCN. Nhà máy nước sạch công suất 10.000m3/ngày, Nhà máy xử lý nước thải hiện hữu giai đoạn 1 với công suất 2.000 m3/ngày và sau khi đầu tư hoàn thiện tổng công suất cho các giai đoạn là 8.000 m3/ ngày. Tiêu chuẩn xả thải ra khỏi Khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn cột A theo QCVN 40:2011/BTNMT và hệ thống điện đáp ứng tối đa nhu cầu của các doanh nghiệp đang hoạt động”. Đặc biệt, các doanh nghiệp trong KCN Dầu Giây còn góp phần không nhỏ trong công tác an sinh xã hội, phát triển cộng đồng.
Hiện tại, đã có 12 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất, tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động công nghiệp và góp phần giải quyết công ăn việc làm ổn định không những cho lao động địa phương mà còn thu hút lao động của các tỉnh thành từ khắp nơi trên cả nước. Để người lao động “an cư”, được thụ hưởng điều kiện sinh hoạt tốt giúp họ yên tâm gắn bó với doanh nghiệp, sắp tới chủ đầu tư KCN Dầu Giây còn quan tâm xây dựng nhiều khu nhà ở cho công nhân. Đây chính là nhân tố quan trọng, bởi không có hạ tầng tốt, nguồn lao động và dịch vụ hỗ trợ tiện ích thì doanh nghiệp khó có thể phát triển được.
Với nhiều dự án đầu tư lớn, hiệu quả cao, KCN Dầu Giây đã và đang trở thành một trong những KCN kiểu mẫu có hiệu quả kinh tế xã hội lớn, đưa Đồng Nai lên đứng vị trí hàng đầu trong toàn quốc về thu hút đầu tư và trở thành trung tâm của ngành công nghiệp tại Việt Nam.
PV