Trước những thách thức và cơ hội chưa từng có khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên số cùng công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, ngành công thương Vĩnh Long đã chủ động điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng cùng khát vọng làm nên thành quả phát triển vượt bậc.
Ông Phạm Tứ Phương – Giams đốc Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long
Hình thành các ngành hàng lợi thế
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết đảng bộ Vĩnh Long lần thứ 10, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Long có bước tăng trưởng đáng kể, chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân tăng 11,78%/năm. Đặc biệt là tỉnh đã hình thành một số ngành hàng lợi thế như giày da, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, bia đóng lon, thức ăn chăn nuôi.
Một tín hiệu tốt là hiện nay các doanh nghiệp tại Vĩnh Long ngày càng chú trọng đến công tác đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh.
Vĩnh Long đã đẩy mạnh công tác nâng cao kết cấu hạ tầng KCN, định hướng quy hoạch phát triển 14 cụm công nghiệp với tổng diện tích 692,41 ha.
Nhiều ngành nghề có sự tăng trưởng cao như chế biến nông sản-lương thực-thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ, may mặc, giày da…
Tốc độ phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội Vĩnh Long. Tỉnh đã bảo tồn và mở rộng các ngành nghề truyền thống góp phần khai thác tốt nguồn nguyên liệu địa phương, tạo việc làm.
Điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng
Theo quy hoạch phát triển KT-XH được Thủ tướng phê duyệt, tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng đạt 32% vào năm 2020 trong cơ cấu GDP của Vĩnh Long.
Tuy nhiên, sau quá trình rà soát, Vĩnh Long đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Theo đó, tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng được điều chỉnh xuống còn 25,6% vào năm 2020.
Nói về mục tiêu này, lãnh đạo Sở Công thương Vĩnh Long tự tin sẽ đạt được mục tiêu đề ra dựa trên cơ sở chuyển biến tích cực trong thu hút đầu tư và nhiều dự án đi vào hoạt động trong năm 2019 và 2020.
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp
Để đat được mục tiêu tăng trưởng trong tình hình mới, ngành công thương Vĩnh Long đã đề ra mộ số giải pháp quan trọng.
Trước mắt, ngành công thương tăng cường hỗ trợ nhà đầu tư sớm thực hiện dự án thông qua cơ chế giao đất linh loạt, tham mưu tỉnh điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện tối đa co các dự án năng lượng tái tạo (gió, mặt trời)
Bên cạnh đó, Vĩnh Long sẽ cụ thể hoá các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích hộ kinh doanh các thể chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp, thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển ngành ưu tiên.
Ngoài ra, tỉnh tăng cường hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới công nghệ, nhất là các sản phẩm công nghiệp đặc trưng và có lợ thế, phát triển sản phẩm làng nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh, thường xuyên cập nhật kiến thức cần thiết cho doanh nghiệp liên quan đến các hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập.
Nhanh chóng tuân thủ thông lệ và quy chuẩn quốc tế
Để đẩy mạnh quá trình phát triển của ngành công thương, đặc biệt khi các FTA, đặc biệt là hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đi vào hiệu lực, Vĩnh Long quyết tâm đẩy nhanh công tác tuân theo các thông lệ, quy chuẩn và quy trình quốc tế, bởi đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.
Trước sự tiến bộ của công nghệ trong khi lợi thế lao động giá rẻ và tài nguyên ngày một giảm sút, các ngành như dệt may, da giầy, điện tử, nông nghiệp công nghệ cao đứng trước thách thức tăng cường ứng dụng tự động hoá, robot, công nghệ in 3D…Vĩnh Long cũng đã xác định đây là một trong những yếu tố có tác động mạnh đến sự phát triển của ngành công thương. Đối với các yếu tố như lao động, tài nguyên, Vĩnh Long cũng đã xác định cần nhanh chóng thay đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, bền vững để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo, theo nhận định của Sở công thương Vĩnh Long, nếu được tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa, lĩnh vực này sẽ là cơ hội lớn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường.
Minh Kiệt