(VHDN) – Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2022 (VOBF) có chủ đề “Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế sau đại dịch” đã diễn ra tại Hà Nội.
Toàn cảnh diễn ra diễn đàn
Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam xoay quanh hai nội dung chính: Giải pháp cụ thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng hồi phục sau giai đoạn khủng hoảng lớn và ứng dụng chuyển đổi số một cách hiệu quả nhất. Diễn đàn diễn ra với 4 phiên với các chủ đề: TÍN HIỆU PHỤC HỒI TOÀN CẦU; KẾT NỐI TOÀN CẦU TRỞ LẠI; LỰC ĐẨY; CÔNG NGHỆ TƯƠNG LAI CỦA TMĐT.
Khai mạc diễn đàn, ông Nguyễn Ngọc Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, đây là năm thứ 7 Hiệp hội tổ chức thường niên sự kiện chương trình thương mại điện tử và để lại dấu ấn là Diễn đàn VOBF 2022. VOBF là cơ hội để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trao đổi về những cơ hội và thách thức của lĩnh vực thương mại điện tử trong năm tới.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam phát biểu tại diễn đàn
Phát biểu tại diễn đàn, Bà Lê Minh Trang – Senior Manager, Retail Intelligence Nielsen với chủ đề: “Thống kê thị trường của Nielsen sau giãn cách (thế giới và VN)”. Theo đó, Nielsen mang đến các thông số thống kê mà Nielsen đã tổng hợp và phân tích. Nhờ đó, khách hàng, doanh nghiệp có thể dựa vào đó để dự báo tình hình TMĐT trong tương lai.
Cũng theo bà Trang, với sự cập nhật liên tục đổi mới phương thức kinh doanh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng của các nhà bán hàng trong những năm qua, đến nay những lo lắng của người tiêu dùng như về chất lượng hàng hoá, độ tin cậy… dần biến mất, với tốc độ người tham gia ngày càng tăng nhanh.
Tiếp nối chương trình, Bà Nguyễn Thị Minh Tú – Giám đốc Đối ngoại, Lazada Việt Nam đã có phần chia sẻ với chủ đề: “Thương mại điện tử tạo đà cho phục hồi hậu đại dịch”. Bà Minh Tú cho biết: TMĐT có nhiều thay đổi lớn, nhất là trong giai đoạn 2020-2021, thị trường này đã có sự tăng trưởng và bùng nổ.
Giám đốc Đối ngoại, Lazada Việt Nam bà Nguyễn Thị Minh Tú
Cũng theo bà Tú TMĐT vẫn phát triển mạnh mẽ sau đại dịch. Quan sát của Lazada, bà phân tích: Những yếu tố để thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng và góp phần phục hồi kinh tế sau đại dịch. Thứ nhất: Thị trường còn nhiều dư địa phát triển tiềm năng; thứ hai: Các doanh nghiệp đang ngày càng coi trọng và đầu tư nhiều vào chuyển đổi số và kinh doanh trong TMĐT và thứ ba đó là Tầm nhìn phát triển bền vững của các doanh nghiệp TMĐT, trong đó, Lazada luôn là doanh nghiệp tiên phong hướng đến xây dựng hệ sinh thái thương mại điện tử bền vững.
Ngay sau đó, Ông Tình Nguyễn – Co-Founder of LadiPage đã có phần chia sẻ với chủ đề: “Toàn cảnh thị trường công nghệ và giải pháp ngành Thương mại Điện tử Việt Nam năm 2022”. Theo đó, để phục hồi và tăng trưởng doanh số trong nước trở lại, các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cập nhật các công nghệ để có thể tìm kiếm và níu giữ lượng khách hàng trung thành với thương hiệu.
Marketing có thể thay đổi cả Thế giới nhưng Data là nguồn gốc. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn vào data. Doanh nghiệp muốn ứng dụng và phát triển TMĐT, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được hai vấn đề đó là: Sự kết nối của công nghệ với khách hàng và sự đổi mới liên tục và kết nối trải nghiệm đa kênh, đa dạng điểm chạm… của công nghệ.
Kế đến, ông Nguyễn Bình Minh – Trưởng ban phát triển nguồn nhân lực Công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2022. Đây là báo cáo quan trọng, là nguồn tài liệu bổ ích cho các nghiên cứu về TMĐT.
Diễn đàn “Thương mại điện tử Việt Nam 2022” đưa ra những báo cáo và phân tích sâu sắc về thị trường thương mại điện tử 2021, dự đoán xu hướng nổi bật 2022 cũng như những gợi ý để tăng trưởng sau đại dịch. Bên cạnh đó, việc “Kết nối toàn cầu trở lại” sẽ vạch ra chiến lược thương mại điện tử để phát triển doanh nghiệp trong nước và quốc tế, chia sẻ cơ hội đẩy mạnh kinh doanh hàng hiệu tại thị trường Đông Nam Á cũng như chiến lược phục hồi cho du lịch và nền tảng giải trí kết hợp mua sắm TikTok Shop. Từ những phân tích về xu hướng, kết nối toàn cầu sẽ tạo “Lực đẩy” để Doanh nghiệp bắt kịp xu hướng và tăng trưởng doanh thu bền vững, đặc biệt là những công nghệ thúc đẩy tăng trưởng cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
“Công nghệ tương lai của thương mại điện tử” là những cơ hội, thách thức Blockchain Việt Nam trong năm 2022. Cũng như những lợi thế khác biệt từ việc ứng dụng Blockchain trong ngành thương mại điện tử.
Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2022 thu hút đông đảo doanh nghiệp và khách mời
Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2022 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Tại diễn đàn các khách mời được trải nghiệm và hiểu rõ hơn về khó khăn, thách thức và những cơ hội, xu hướng của TMĐT trong tương lai.
Vũ Đào – Phạm Liệu