VHDN – Phạm Thị Bích Hà nữ doanh nhân có niềm đam mê với café dấn thân vào con đường khởi nghiệp với biết bao khó khăn, thử thách. May mắn chị đã có người bạn đời, luôn đồng hành sát cánh bên chị. Làm vợ làm mẹ đã khó, huống chi chị còn đảm nhận trách nhiệm quản lý một doanh nghiệp.
Nữ doanh nhân Phạm Thị Bích Hà đang giới thiệu sản phẩm café Sola với khách
Gian nan đường khởi nghiệp
Gần gũi, thân thiện, mộc mạc là những gì tôi cảm nhận được ở nữ oanh nhân Phạm Thị Bích Hà-Giám đôc Cty chế biến café Sơn Lâm-An Hoà-Hoá An-TP Biên Hoà-tỉnh Đồng Nai.
Gần hai chục năm làm nhân viên cho một cty chuyên sản xuất café, chị Hà bắt đầu nung nấu ý nghĩ: “Phải tạo lập riêng cho mình một sự nghiệp, chẳng lẽ suốt đời an phận làm công ăn lương?”.
Ý nghĩ đó cứ thôi thúc chị, sau thời gian tích luỹ vốn, kiến thức, chị Hà bắt đầu hành trình khởi nghiệp với cơ sở chế biến cafe qui mô gia đình. Năm 2014, cty chế biến café Sơn Lâm ra đời, phân xưởng rộng chỉ vài mét vuông. Người thân trong nhà đảm nhận hầu hết các vị trí: kế toán, kỹ thuật cho tới công nhân đóng gói…
Bà “chủ tịch hội đồng quản trị” kiêm luôn chức danh tài xế tự lái xe đi mời chào, tiếp thị sản phẩm café của mình. Lúc bấy giờ thị trường café nội địa là sân chơi của các ông lớn chia nhau miếng bánh to. Cơ sở chế biến café của chị chẳng thấm vào đâu. Bao nhiêu vốn liếng tích luỹ chỉ đủ chi phí quảng bá tiếp thị…4 năm cầm cự, Sơn Lâm trở về vạch xuất phát.
Chị rơi vào giai đoạn khủng hoảng, bởi chị còn trách nhiệm tạo thu nhập cho người làm công-chính là những người thân trong gia đình của mình. Lắm lúc chị còn trách bản thân mình : “Biết vậy làm công ăn lương, có khoẻ hơn không?”. Bỏ cuộc hay tiếp tục? Câu hỏi đó khiến chị bao đêm trăn trở.
Chị tâm sự :”Lúc đó mình như rơi xuống vực, không hình dung nổi sức ép lớn đến như vậy, dù mình đã có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến café”. Nhưng rồi cái hương vị đăng đắng quyến rũ mê hồn của café đã khiến chị phải ra quyết định :’ Cái gì buộc chị phải hành động, cái gì buộc chị phải mạnh dạn quyết định khởi nghiệp”.
Chị chia sẻ “ Tôi nhớ lại sự khát khao và đam mê của mình, sau lần thất bại đầu tiên, chỉ còn hai bàn tay trắng, nó chính là động lực khiến tôi gắn bó với cafe”. Người thân mất niềm tin vào chị, càng tạo ra sức ép lớn hơn nữa. Chị bình tĩnh phân tích lại chất lượng sản phẩm, đối thủ cạnh tranh của Sơn Lâm.
Cuối cùng chị quyết định tạm thời bỏ thị trường nội địa, nơi cạnh tranh diễn ra hết sức khốc liệt. Những doanh nghiệp café sản xuất theo kiểu gia đình như Sơn Lâm hoàn toàn không có cơ hội. Sơn Lâm bắt đầu đẩy mạnh khai khác thị trường xuất khẩu.
Chân dung nữ doanh nhân thân thiện, mộc mạc
“Về nhà tôi chỉ là người mẹ, người vợ”
Sơn Lâm bắt đầu có những đơn hàng đầu tiên xuất khẩu ra thị trường thế giới khi chị quyết tâm thay đổi dây chuyền sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì và nâng chất lượng sản phẩm café. Khi thị trường tiêu thụ tahi Trung Quốc và Châu Âu ổn định, Sơn Lâm đã quyết định quay về khai thác thị trường trong nước với dòng 3 sản phẩm café hoà tan mang thương hiệu Sola. Hiện tại các sản phẩm này đang từng bước chinh phục người tiêu dùng trong nước.
Tôi hỏi chị :” Quản lý nhân viên là người nhà, chắc công việc cũng nhàn?”. Chị dỡ khóc, dỡ cười : “ Yếu tố gia đình rất nhạy cảm trong việc quản lý và điều hành công ty, nếu nhân viên là người nhà làm sai, mình phải lựa lời nói làm sao cho thật tế nhị, để người nhà hiểu mà sửa sai. Không thể ào ào được, vì sẽ gây mất đoàn kết trong gia đình”.
Công việc buộc chị nhiều khi phải đi công tác xa nhà nhiều ngày để làm việc với đối tác, để “căn nhà không mặc kệ gió lung lay”. May mắn cho chị đã có một hậu phương vững chắc, anh Nguyễn Hải Sơn người bạn đời cũng là nhân viên dưới cấp của chị tại Cty Sơn Lâm.
Chị nói :’ Tôi rất cám ơn chồng tôi, bởi không có ảnh bên cạnh thì sẽ không có một Sơn Lâm như ngày nay. Ảnh rất hiểu công việc của tôi đang làm và sẵn sàng chia sẻ và thông cảm cho tôi”
Tôi hỏi đùa chị :” Ở Cty chị là “chủ tịch”, vậy ở nhà ai là “chủ tịch”?. Chị cười hiền khô : “ Vợ chồng tôi tôn trọng công việc của nhau và thấu hiểu nhau. Ở cty tôi đảm nhận vai trò quản lý, chồng phụ trách kỹ thuật. Nhưng khi ở nhà tôi cũng chỉ là người mẹ, người vợ…vẫn phải làm tròn trách nhiệm chăm sóc con cái, lo lắng cho chồng”.
Chị tự hào chia sẻ, bí quyết để chị gặt hái thành công và xây dựng vững chắc thương hiệu café Sola chính là có sự cân bằng giữa công việc kinh doanh và gia đình. Chị xem vai trò “chủ tịch” của mình ở Cty cũng chỉ là vai diễn, về nhà chị trút bỏ vai trỏ quản lý của mình để cùng người bạn đời xây tổ ấm gia đình thêm nồng nàn yêu thương.
Thế mới biết, không chỉ “sau lưng sự thành công của người đàn ông có bóng dáng của người phụ nữ”, đối với chị Hà “sau lưng sự thành công của người phụ nữ cũng cần có một người đàn ông bản lĩnh, bao dung và chia sẻ với người bạn đời của mình”.
Bài ảnh: Phùng Hiếu
Theo chị Hà để có được loại café ngon nhất, nhà sản xuất phải biết tuyển chọn những hạt café chất lượng đến từ các vùng. Nếu như café Đắc Lắc mạnh mẽ như một hiệp sĩ, thì café vùng Lâm Đồng lại như một thiến nữ xuân thì dịu dàng và tinh tế kết hợp sục sôi đầy chất lửa giữa vùng đất đỏ bazan Long Khánh-Đồng Nai.