VHDN – Đối với giới thưởng trà tại Việt Nam, không ai là không biết tới cái tên Trần Mai Phương – chủ nhân của thương hiệu An Nhi trà, nữ doanh nhân 9x đã “thổi hồn Việt” vào những chiếc ấm tử sa có nguồn gốc từ chính mảnh đất Nghi Hưng, Giang Tô, Trung Quốc.
Doanh nhân Trần Mai Phương
Tình yêu của nữ doanh nhân trẻ Trần Mai Phương với ấm tử sa rất tình cờ và bắt nguồn từ khi cô còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Trong một lần đi chơi cùng bạn tại cửa khẩu Móng Cái, cô sinh viên Mai Phương khi ấy đã không bị choáng ngợp bởi những gian hàng thời trang sặc sỡ bắt mắt, mà lại mê đắm vào những chiếc ấm đất tử sa tại một gian hàng thưởng trà.
Cho nên ngay sau khi ra trường, dù tập trung cho công việc kinh doanh ẩm thực tại quê nhà Nam Định, nhưng Mai Phương vẫn không quên dành cho bản thân một góc nhỏ để thưởng trà ngay trong khuôn viên nhà hàng. Dần dà, việc thưởng trà ở đây đã nâng tầm nghệ thuật và chia sẻ đam mê với trà, với ấm tử sa. Góc nhỏ thưởng trà ấy chính là khởi nguồn cho An Nhi trà hiện tại, tính đến nay cũng đã tròn một thập kỷ có lẻ.
Doanh nhân Trần Mai Phương và một góc nhỏ An Nhi trà
Với tình yêu, đam mê và bản tính ham học hỏi của mình, Mai Phương đã quyết tâm tìm về quê hương của ấm tử sa tại vùng đất Nghi Hưng, Trung Quốc. Người ta thường nói: tình yêu thì luôn gắn liền với cơ duyên. Chính vì vậy, trong chuyến đi này Mai Phương đã được rất nhiều người giúp đỡ, hướng dẫn, trong đó có Đại sư gốm sứ cấp quốc gia Tôn Lập Cường – hiện đang là Giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Thượng Hải. Vào thời điểm ấy, ông Tôn Lập Cường đã có riêng cho mình một cơ sở kinh doanh ấm tử sa tại TP Hồ Chí Minh. Và hiện tại, Mai Phương chính là người đại diện duy nhất của Đại sư Tôn Lập Cường tại Việt Nam.
Trong suốt quá trình ấy, càng được học hỏi, Mai Phương càng đam mê hơn với ấm tử sa. Và cơ duyên lại một lần nữa cho Mai Phương được gặp gỡ và trở thành người bạn thân thiết với Vương Khang – Nghệ nhân cấp quốc gia của Trung Quốc về ấm tử sa, người được trực tiếp chủ tịch Tập Cận Bình chỉ định chế tác ấm để tặng cho Cựu thủ tướng Nhật Bản Tomiichi Murayama khi ông tới thăm Trung Quốc vào năm 2017.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản (trái) và chiếc ấm được Nghệ nhân Vương Khang (phải) chế tác năm 2017 theo chỉ định của Chủ tịch Tập Cận Bình (Trung Quốc)
Nói thêm về Vương Khang – anh là cháu đích tôn của Vương Dần Xuân – người khôi phục cả nền tử sa từ thời nhà Thanh. Từ khi chập chững biết đi, Vương Khang đã nhận được sự dạy dỗ, chăm sóc của ông nội là đại sư Vương Thạch Canh – người đã được nhận giải thưởng Trọn đời cống hiến (Giải thưởng cao quý nhất của nghệ thuật Trung Hoa). Đồng thời Vương Khang đã được những bậc “thái đẩu” trong thi hoạ của văn hoá Trung Quốc, đặc biệt là các Đại sư Thư pháp Hải Phái cầm tay chỉ mực, dạy dỗ nghiêm khắc, như: Quốc hoạ Đại sư Trần Bội Thu; Đại sư Lý Hữu Dư – Hiệu trưởng Mỹ Thuật Thượng Hải; Đại sư Gốm sứ và Thư pháp Bao Chí Cường; Đại sư Thư pháp Cao Hùng…
Cũng từ đây, doanh nhân Mai Phương đã lên ý tưởng “thổi hồn Việt” vào những chiếc ấm tử sa trứ danh Trung Hoa, bằng những nét thư pháp phong cảnh của Việt Nam với cây tre, bông sen, làng quê yên ả, đình làng bóng mát. Đặc biệt là những bài thơ nôm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phật hoàn Trần Nhân Tông, Vua Minh Mạng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo…
Bộ 4 chiếc ấm tử sa khắc 04 đoạn thơ nôm thuộc bộ sưu tập của Doanh nhân Trần Đình Nam (Hưng Yên) sở hữu từ An Nhi trà
Đất tử sa là đất quý và ngày càng khan hiếm. Ấm tử sa do chính các Đại sư, nghệ nhân bậc thầy tại Trung Quốc chế tác thủ công lại càng đáng quý. Với những người thưởng trà Việt Nam, thì việc sở hữu những chiếc ấm tử sa như vậy đã là hiếm, nhưng thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước bằng những nét thư pháp, điêu khắc thuần Việt trên chiếc ấm sẽ khiến vật dụng ấy trở thành vô giá…
Chính bởi ý nghĩa sâu sắc ấy, cho nên mỗi sản phẩm ấm tử sa tại An Nhi trà lại mang cho mình những câu chuyện và sứ mệnh riêng mà chỉ có những người thực sự hữu duyên mới có thể sở hữu. Chẳng thế mà tại các cơ sở của An Nhi trà tại Hà Nội hay TP HCM thì luôn có nhiều khách hàng tới để chiêm ngưỡng, hưởng thụ và cảm nhận tinh hoa từ những ly trà được ủ trong ấm tử sa.
Những chiếc ấm tử sa vô giá tại An Nhi trà hiện nay
Doanh nhân Trần Mai Phương tâm sự: “Dù đang quản lý ba công ty về du lịch, bất động sản, xây dựng và phòng cháy chữa cháy nhưng với An Nhi trà thì Phương luôn có một tình cảm đặc biệt! An Nhi trà giúp Phương bình tâm lại sau những sóng gió thương trường, là tình yêu, là đam mê chứ không còn là kinh doanh thuần túy. Và cũng chính An Nhi đã kết nối và lan tỏa thú thưởng trà nho nhã với đông đảo khách hàng của Mai Phương, từ đó công việc, cuộc sống cũng thuận lợi và gặp nhiều may mắn”.
Trần Mai Phương cùng gia đình và các Đại sư gốm sứ, thư pháp Trung Quốc trong chuyến công tác tại Thượng Hải vừa qua
Qua đây, doanh nhân Trần Mai Phương cũng nhắn nhủ: “nếu hữu duyên, dù trong nam hay ngoài bắc, xin mời tất cả mọi người hãy ghé tới An Nhi trà để cùng đàm đạo, để Mai Phương có cơ hội chia sẻ niềm đam mê của mình cũng như giá trị, ý nghĩa của ấm tử sa hồn Việt tới tất cả mọi người. Mai Phương xin chân thành cảm ơn!”./.
Lê Hoàng
Những ai đam mê thưởng trà và yêu thích ấm Tử Sa xin tới:
– An Nhi trà: 18 Hàng Tre, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
– An Nhi trà: 149 Ngô Quyền, phường 6, quận 10, TP Hồ Chí Minh