Là huyện ven biển, có nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, dân cư sống phân tán, kết cấu hạ tầng yếu kém… điều này đã tác động không nhỏ đến tình hình phát triển KT-XH và cuộc sống của người dân huyện Phú Tân. Song, bằng đường lối sáng suốt trong việc tận dụng tối đa sự giúp sức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực của các Ngành cùng với sự tham gia của các tổ chức và nhân dân; nên hôm nay, hình ảnh Phú Tân đã ngày càng đổi mới và phát triển mạnh mẽ.
Ông Võ Trường Giang – Chủ tịch UBND huyện Phú Tân
Diện mạo mới
Ngày nay, đến với Phú Tân, ta sẽ bắt gặp hình ảnh một huyện nhà có hệ thống giao thông đường bộ ngày càng hoàn thiện và rộng khắp; các trục lộ chính, các tuyến đường từ trung tâm các xã, thị trấn về các ấp, khóm cơ bản được bê tông hóa. Cùng nhiều công trình đưa vào sử dụng đã mang lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo lưu thông thuận tiện trong hai mùa mưa, nắng. Đặc biệt, bằng chính sách hiệu quả, huyện đã bố trí ngân sách và huy động nhân dân đóng góp đầu tư xây dựng trên 700km đường bê tông giao thông nông thôn, cùng trên 500 cây cầu nông thôn nối liền từ xã đến ấp, liên ấp. Các công trình thủy lợi thường xuyên được đầu tư nạo vét phục vụ tốt cho sản xuất. Hiện nay địa phương đã đảm bảo cho 100% hộ dân có điện sinh hoạt; 25 trường học được công nhận đạt chuyển quốc gia (chiếm 53,19% tổng số trường trên địa bàn); bệnh viện đa khoa huyện được đầu tư xây dựng với quy mô 100 giường bệnh; các xã, thị trấn đều có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và có bác sỹ phục vụ; hệ thống các thiết chế văn hóa như thư viện, trung tâm văn hóa được đầu tư xây dựng mới… Có thể nói, sau hơn 14 năm tái lập huyện (từ cuối năm 2013), Phú Tân đã ngày càng “trưởng thành”. Không những thế, nơi đây luôn có chỗ dựa vững chắc chính là tình đoàn kết của nhân dân, tất cả đều luôn hướng đến mục tiêu đưa huyện nhà ngày một phát triển, hiện đại, văn mimh.
Khi hỏi về “bí quyết” để Phú Tân gặt hái được thành tựu như hôm nay, ông Võ Trường Giang – Chủ tịch UBND huyện Phú Tân không khỏi phấn khởi “Xác định rõ thế mạnh kinh tế của huyện – Chính là mục tiêu tiên quyết và quan trọng của Phú Tân. Ngay sau khi thành lập, địa phương đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngư – nông – lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Từ cơ cấu ngư – nông – lâm nghiệp chiếm 59,51%, công nghiệp – xây dựng 22,88%, dịch vụ 17,61% (vào năm 2004) thì đến năm 2016 cơ cấu ngư – nông – lâm nghiệp chỉ còn 35,75%, công nghiệp – xây dựng tăng lên 34,64% và dịch vụ tăng lên 29,61%”. Không chỉ có thế, Phú Tân cũng đã khẳng định nền kinh tế địa phương cần phát triển nhanh nhưng phải luôn bền vững. Cụ thể, yếu tố bảo vệ và cải thiện môi trường chính là một trong những bước đi đúng đắn. Trong đó, yếu tố lãnh đạo, chỉ đạo là phần chủ lực. Bởi công tác này không chỉ dự báo, phân tích, đánh giá sát tình hình, lựa chọn vấn đề trọng tâm, trọng điểm; mà còn phụ trách đưa ra giải pháp mang tính đột phá để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ từng năm và cả nhiệm kỳ.
Vững bước đến gần tới mục tiêu
Đây chắc chắn là một khởi đầu tốt đẹp, là dự báo đáng mừng cho những bước tiến ở tương lai. Và cũng chính là tiền đề để Phú Tân hướng đến thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2017 cũng như những năm tiếp theo. Cụ thể, huyện đang hướng đến thực hiện đồng bộ các giải pháp để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế phù hợp, đảm bảo KT-XH của huyện phát triển ổn định và bền vững. Như ông Giang nhấn mạnh, trong đó, đưa ngành nông nghiệp theo hướng đi vào chiều sâu, đưa ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững và hiệu quả, thông qua việc áp dụng công nghệ tiên tiến gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời triển khai thực hiện ba đột phá chiếc lược gắn với cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, theo đó huy động đa dạng các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH, gắn với mục tiêu xây dựng NTM và ứng phó biến đổi khí hậu. Đặc biệt là quan tâm hơn nữa vào việc ứng dụng và chuyển giao khoa học-công nghệ trong sản xuất và đời sống.
Chương trình MTQG xây dung NTM là công tác lâu dài, ảnh hưởng không nhỏ đến xây dựng hình ảnh huyện Phú Tân cũng như các địa phương trong cả nước. Tác động tích cực rõ nhất chính là nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng KT-XH phù hợp… Bởi vậy ông Giang cũng chia sẻ “Hiện huyện Phú Tân đang dồn sức vào thực hiện tốt chỉ đạo đã đề ra. Đó là tổ chức xây dựng các Nghị quyết chuyên đề về thực hiện chương trình MTQG đặc biệt là chương trình MTQG XD NTM trên cơ sở tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân để cùng tham gia thực hiện. Để mục tiêu đến năm 2020 Phú Tân sẽ có có 8/8 (đạt 100%) xã đạt chuẩn NTM và 3 xã giữ vững danh hiệu NTM khi được công nhận lại. Theo đó cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn. Phát triển nhân rộng nhiều mô hình sản xuất gắn với tạo nhiều việc làm ổn định cho lao động nông thôn, tăng thu nhập ít nhất 1,5 lần so với năm 2015”
Dù phát triển theo hướng nào đi chăng nữa thì Phú Tân cũng luôn nhằm tạo cuộc sống tốt hơn cho người dân. Nghĩa là ngoài thực hiện tăng gia sản xuất, thì việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn là cần thiết và phải luôn được ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy mà vừa qua, Huyện Phú Tân đã chủ động triển khai các giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở địa phương, tạo điều kiện cho lao động sau khi học nghề. Hiện huyện đang từng bước nâng cao, cũng như đa dạng các ngành nghề giúp lao động lựa chọn nghề phù hợp với khả năng của mình. Chắc chắn rằng trong “hành trình” này, yếu tố “con người” với chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Phú Tân sẽ từng bước được nâng lên, hướng đến đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước./.
Nhật Minh