Tin nổi bật

Doanh nhân văn hóa luận

2:11 sáng | 04/12/2019

(Tạp chí Văn hóa Doanh nhân).“Văn hóa Doanh nhân” – Một cái tên không hiểu ai đặt ra cho nó, mà ông Ma Văn Kháng đã phải tra đến 12 quyển từ và tự điển vẫn không tìm ra nó.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Nhà văn Lê Lựu trong cuộc gặp gỡ với doanh nhân (Chương trình do Trung tâm Văn hóa Doanh nhân tổ chức năm 2014)

Thấy sao được… Vì tự thân nó đã có dáng đứng vững vàng về mặt triết lý, một thứ triết lý nhân sinh Đông phương, sống động uyển chuyển và huyền ảo… Nó không phải là thứ triết học tĩnh chỉ, khô đọng như ta đã thấy…

Tiêu chí để nhận biết ra một quốc gia có nền văn minh, văn hóa cao hay thấp là ở hai vấn đề: một là cơ cấu và định giá thành phần xã hội, hai là nội dung giáo dục. Tự cổ chí kim từ đông sang tây có thể chế và quốc gia nào mà xã hội không tạo nên bởi bốn thành phần: Sĩ, nông, công, thương?

Nữ doanh nhân Văn hóa trong cuộc gặp gỡ với Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doanh (Chương trình do Trung tâm Văn hóa Doanh nhân tổ chức năm 2014)

Nhưng về mặt cơ cấu định giá tỷ trọng cho bốn thành phần trong xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi thời đại không giống nhau, nghĩa là đặt cái nào nên trước và sau là vô cùng quan trọng. Nó có ý nghĩa quyết định về nền văn hóa và kinh tế của xã hội ấy.

Từ cổ xưa người Đông phương đã sớm nhận ra con người có hai mặt là: Tính phổ biến và tính đặc thù. Tính đặc thù là tính bản nhiên của con người. Các cụ thường nói: Cha mẹ sinh con ông trời sinh tính. Cái tính trời sinh ấy được thể hiện ra ở vân tay, ở mùi mồ hôi của con người, được gọi là khoa văn chỉ. Ngày nay khoa học mới tìm ra AND để nghiên cứu những đặc tính ấy. Tất cả tính đặc thù này được gọi là chữ “nhân”.

Tính phổ biến là tính cộng đồng con người, nó có tính chất đối ngoại được gọi là chữ “dân”. Khi ta nghe nói đến từ “nhân dân” thế là đã đủ cả hai đặc tính đó rồi. Với triết học người ta chia thành hai ý hệ: Chủ nghĩa cá nhân và Chủ nghĩa tập thể. Hai chủ nghĩa luôn chống đối nhau, coi nhau là thù địch và rồi tiêu diệt nhau… Giữa nhân và dân, giữa cá nhân và tập thể làm sao có thể tách nhau ra được. Cũng như giữa “tâm” và “vật” sao có thể duy cái nọ bỏ cái kia… Từ xa xưa những con đường tơ lụa của văn minh Trung Hoa. Những con đường hương liệu của văn minh Ai Cập, họ đã lấy đạo tín nghĩa để giao lưu buôn bán. Ở đấy không phải chỉ là sự giao lưu về vật chất mà còn là sự giao lưu về văn minh văn hóa nữa. Vị quân sư tài ba nổi tiếng như Phạm Lãi, sau khi giúp Câu Tiễn giệt xong Ngô Phù Sai, ông sang nước Tề ở ẩn tại núi Đào Sơn. Ông mở trang trại chăn nuôi buôn bán làm giàu nhanh chóng. ông viết cuốn “trí phú kỳ thư”, có lẽ đây là cuốn cẩm nang về Doanh nghiệp đầu tiên được viết từ thời Xuân Thu Chiến Quốc mà ngày nay người Trung Hoa vẫn lấy làm tự hào về cuốn kỳ thư này.

Với từ dân của ta đã có thời:

Nông nghiệp thì lúa “chó chạy hở đuôi”.

Công nghiệp “làm cái kim không xong”.

Thương nghiệp “đắt lo ế mừng”.

Sĩ “không công ăn việc làm”.

Sau hơn mười năm mở cửa, cơ cấu định giá thành phần xã hội đã có nhiều thay đổi, một phần trả lại đúng tính nhân chủ của con người (tôi muốn nói tính đặc thù). Hiển nhiên cuộc sống thay đổi từng ngày, đó là điều không thể phủ nhận về mặt vật chất, tức là văn minh lượng. Còn về mặt văn minh phẩm nó nằm trong nội dung giáo dục, vẫn chưa thay đổi kịp, nếu có chăng nữa thì cũng còn lâu mới lấy lại được thế quân bình của xã hội giữa hai phần văn minh phẩm và lượng. Hay nói một cách khác vấn đề này thuộc phạm trù văn hóa và phát triển, mà Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Trinh đã viết trong cuốn sách: “Vấn đề văn hóa và phát triển” – Nhà xuất bản sự thật năm 2005.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doanh chụp ảnh lưu niệm cũng những Nữ Doanh nhân Văn hóa (Chương trình do Trung tâm Văn hóa Doanh nhân tổ chức năm 2014)

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã đứng trước một kiếp nạn suy thoái về mặt nhân phẩm trước guồng quay điên cuồng về vật chất, để rồi họ hiểu rằng: Thương trường là chiến trường, là thủ đoạn, là lừa đảo… miễn sao có “lợi nhuận” theo cái nghĩa vật chất. Họ bị khủng hoảng về mặt tâm linh, ứ trệ về mặt tinh thần mà con đẻ vật chất cứ đắp cao mãi, cao mãi… Bởi vậy, văn hóa thực sự là cứu cánh lấy lại thế quân bình cho xã hội nói chung và thương trường nói riêng.

Vấn đề văn hóa đã khơi sâu thêm dòng chảy tâm linh trong lòng các doanh nhân, giúp cho họ bình tĩnh hơn, lấy lại đạo tín nghĩa của nghiệp trường. Cái “lợi nhuận” ấy thực sự trở thành “lợi ích” như Khổng Tử đã nói “lợi vi lợi”.

Phùng Bá Soạn

(Đề nghị ghi rõ nguồn khi trích dẫn)