Kiên Giang

NHNN Chi nhánh Kiên Giang: Hướng dòng vốn vào lĩnh vực ưu tiên, tiếp tục hỗ trợ DNVVN

8:34 sáng | 18/06/2019

Sau khi Nghị định số 116/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ tháng 10/2018, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Kiên Giang đã bám sát các nội dung sửa đổi và bổ sung của nghị định nhằm phát huy ưu thế sẵn có và đáp ng nhu cầu tín dụng trên địa bàn. Phó Giám đốc NHNN chi nhánh Kiên Giang Trần Văn Phước chia sẽ một số thông tin về ảnh hưởng của nghị định cũng như giải pháp giúp doanh nghiệp tiến cận nguồn vốn vay. Đỗ Thi thực hiện.

Xin ông điểm lại một số nét mới của chính sách tín dụng liên quan đến phát triển nông nghiệp và nông thôn trong giai đoạn hiện nay?

Nghị định 116/2018/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn đã đưa ra một số nét mới nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP.

Thứ nhất, nghị định mới đã nâng mức cho vay không tài sản đảm bảo từ 50 triệu VND lên 100 triệu VND cho đối tượng là cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; đối với đối tượng là cá nhân, gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn, mức cho vay được nâng lên từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng.

Thứ hai, nghị định cũng bổ sung đối tượng được hưởng chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bao gồm khách hàng có dự án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; doanh nghiệp được cấp chứng nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng có dự án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp không thuộc khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các đối tượng này sẽ được xem xét cho vay không đảm bảo tối đa 70% giá trị dự án. Ngoài ra, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng được xem xét cho vay không bảo đảm tối đa 80% giá trị dự án.

Thứ ba, các tổ chức tín dụng được nhận tài sản hình thành từ vốn vay của dự án sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp và các tài sản khác như một sự đảm bảo cho các khoản vay của khách hàng.

Thứ tư, nghị định cũng bổ sung các quy định cụ thể về cách quản lý dòng tiền cho vay liên kết trong sản xuất nông nghiệp, góp phần hỗ trợ kỹ thuật giúp các tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị và theo hợp đồng.                 

Vậy đâu là nỗ lực và giải pháp của NHNN chi nhánh Kiên Giang trong công tác tăng trưởng tín dụng an toàn, xử lý nợ xấu?

Với tiềm năng và lợi thế phát triển nông nghiệp, kinh tế biển và du lịch, hàng năm, chúng tôi luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế-xã hội địa phương nhằm chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển.

Để đảm bảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, NHNN chi nhánh Kiên Giang đã hướng dòn vốn vào lĩnh vực ưu tiên, phối hợp với các cấp, ngành thực hiện các giải pháp tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng tín dụng an toàn, tập trung vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, chúng tôi cũn tập trung nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong việc chấp hành qui định pháp luật và chủ trương của chính phủ và NHNN Việt Nam vê tiền tệ.

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng tích cực huy động vốn, mở rộng tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Các hoạt động kiểm soát được gắn liền với xử lý nợ xấu cũng như nâng cao chất lượng tín dụng. Vì thế tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn luôn duy trì ở mức thấp hơn 1%.

NHNN chi nhánh Kiên Giang có giải pháp nào giúp khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tiếp cận nhanh và hiệu quả nguồn vốn vay?

Khối DNVVN đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Lý do dẫn đến khó khăn trong tiếp cận vốn vay nằm ở năng lực quản trị, điều hành, xây dựng phương án kinh doanh, năng lực tài chính và công nghệ yếu.

Nhận thức được điều này, ngành ngân hàng đã đồng hành cùng doanh nghiệp, triển khai nhiều giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn vay.

Cụ thể, chúng tôi duy trì chương trình kế nối Ngân hàng – Doanh nghiệp, minh bạch hoá thông tin tín dụng, tham gia xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ DNVVN. Tính đến cuối năm 2018, dư nợ cho vay DNVVN đạt 13.797 tỷ Đồng, tăng 16,92% so với năm 2017.

Trong năm 2019, chúng tôi tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm đối tượng này tiếp cận vốn vay, duy trì chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắt cho doanh nghiệp. Ngoài ra, NHNN chi nhánh Kiên Giang sẽ phối hợp với các cấp, ngành tham mưu UBNN tỉnh xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ DNVVN. Chúng tôi cũng đề xuất thành lập Trung tâm hỗ trợ và phát triển DNVVN thông qua hình thức xã hội hoá nhằm tạo cơ chế, nguồn vốn cũng như tổ chức các khoá đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo nhận định của các chuyên gia, hiện các DNVVN chiếm đến 97,9% số lượng doanh nghiệp của cả nước, nhưng sức khỏe của các doanh nghiệp này thì lại còn yếu, thiếu bền vững, chất lượng các sản phẩm còn kém, sức cạnh tranh chưa cao, trình độ quản trị doanh nghiệp thấp,… Đặc biệt, sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau còn rất kém, thiếu sự liên kết.

Để có thể tạo được sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp thì vai trò của các Hiệp hội là vô cùng quan trọng. Hiệp hội cần phải giữ được vai trò phản biện, giúp các hội viên phản ánh được ý kiến của mình đến cơ quản lý, giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh tổ chức các hoạt động liên kết, hợp tác thực chất, nội dung thực sự đáp ứng nhu cầu của Hội viên với hình thức tổ chức phong phú, đa dạng; Hiệp hội cần chú trọng thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh doanh và đầu tư ở trong và ngoài nước thông qua các biện pháp như: Chắp mối và giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường; Điều tra, khảo sát, tập hợp, nghiên cứu những ý kiến của của hội viên