Tin nổi bật

TTYT Huyện Gò Vấp: Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn khó khăn

2:56 sáng | 01/11/2019

Trung tâm y tế huyện Lấp Vò (TTYT) thức đi vào hoạt động vào ngày 15 tháng 01 năm 2018 trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Y tế – Dân số huyện Lấp Vò và Bệnh viện đa khoa huyện Lấp Vò, theo Quyết định số 104/QĐ-UBND-TL ngày 02 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh Đồng Tháp. Mục đích quan trọng nhất mà ngành Y tế hướng đến từ việc sáp nhập là phải nâng cao hiệu quả thực chất của mô hình này, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và quan tâm và đầu tư đúng mức đối với công tác y tế dự phòng, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao hơn nữa.

BS Nguyễn Văn Chuyển – Giám đốc TTYT huyện Lấp Vò nhận định: “Việc sáp nhập đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành một cách thống nhất. Trước đây, khi triển khai thực hiện các công tác như: phòng chống dịch bệnh, chương trình y tế…, các đơn vị phải ký kết hợp đồng trách nhiệm với nhau, nhưng nay chỉ tập trung một đầu mối. TTYT chủ động, linh hoạt trong điều động nhân viên khi cần thiết, ưu tiên cho hoạt động khám chữa bệnh hoặc dự phòng tùy từng thời điểm nhất định”.

Thời gian qua, TTYT huyện Lấp Vò luôn phấn đấu vì mục tiêu đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh và phòng bệnh cho người dân trên địa bàn huyện và các vùng lân cận, góp phần triển khai tốt các chương trình mục y tế Quốc gia sâu, rộng trong nhân dân toàn huyện, tận tâm phục vụ đáp ứng tốt yêu cầu của một “Cơ sở y tế vì dân, ân cần phục vụ”.

Ngành y tế hiện đang có sự thay đổi mạnh mẽ khi thực hiện chủ trương tự chủ một phần và tiến đến tự chủ hoàn toàn trong những năm tới, cùng với các bệnh viện tuyến tỉnh thì các TTYT cũng đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp để đáp ứng tự chủ về tài chính. Mục đích của tự chủ một phần tiến đến tự chủ hoàn toàn  tài chính là để các đơn vị y tế thực hiện chủ trương xã hội hóa, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là quá trình thực hiện tự chủ một phần của các TTYT gặp rất nhiều vướng mắc như: khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nguồn nhân lực; một số TTYT nằm ở khu vực kinh tế khó khăn, thu nhập thấp; chính sách BHYT còn một số bất cập; nguồn kinh phí hoạt động của các trung tâm chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu dịch vụ KCB BHYT, trong khi việc quyết toán và thanh toán của cơ quan BHXH đôi lúc còn chậm, làm ảnh hưởng đến việc chi tiêu của đơn vị, nhất là chi trả tiền lương cho cán bộ, nhân viên và trả nợ tiền thuốc… Dẫn đến tự chủ đang tạo ra áp lực không nhỏ đối với các bệnh viện công trong việc chi trả thu nhập cho cán bộ nhân viên bởi thực tế các cơ sở y tế tư nhân đang cạnh tranh về nguồn nhân lực bằng việc trả công cao hơn cho đội ngũ y bác sỹ.

BS Nguyễn Văn Chuyển băn khoăn: “Thực hiện tự chủ về tài chính, các đơn vị phải tự cân đối thu chi, do đó nếu các đơn vị thu hút được bệnh nhân, nguồn thu lớn thì lương chi A,B,C nâng cao đời sống cho cán bộ, y, bác sĩ sẽ cao hơn trước; ngược lại, nếu bệnh nhân ít, nguồn thu thấp chi trả lương, chi trả A,B,C nâng cao đời sống cho cán bộ, y, bác sĩ cũng sẽ thấp. Từ đó, buộc các đơn vị phải cạnh tranh trong việc nâng cao chất lượng KCB nhằm thu hút được nhiều bệnh nhân để có nguồn thu, đảm bảo đáp ứng được chi thường xuyên”.

Từ năm 2018, các TTYT huyện đã phải tự chủ một phần trong việc chi lương cho cán bộ, y, bác sĩ và nhân viên y tế. Nếu các cơ sở khám, chữa bệnh không tự cải tiến, tạo sức cạnh tranh thì người bệnh sẽ tìm đến những đơn vị cùng tuyến có chất lượng tốt hơn. Nhất là theo lộ trình đến năm 2021 sẽ chính thức thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT tuyến tỉnh thì sự cạnh tranh lại càng thêm gay gắt. Trước tình trạng trên buộc các TTYT huyện phải nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt về chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân, thì mới có thể tăng nguồn thu cho đơn vị.

Nhận thấy được điều đó, TTYT huyện Lấp Vò đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt đến 100% cán bộ, nhân viên về chủ trương tự chủ  một phần một vài năm tới tự chủ hoàn toàn  về tài chính để đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ không ngừng cải thiện thái độ, cách giao tiếp, ứng xử với bệnh nhân. Tiếp theo là đầu tư trang bị nhiều phương tiện kỹ thuật cao như máy siêu âm màu, siêu âm tim, máy xét nghiệm huyết học tự động, máy xét nghiệm sinh hóa tự động, máy X – quang kỹ thuật số, Monitoring theo dõi bệnh nhân, Monitoring sản khoa, máy soi cổ tử cung, máy nội soi chẩn đoán Tai-Mũi-Họng, hệ thống nội soi phẩu thuật ổ bụng, …

Bên cạnh đó, TTYT đẩy mạnh đào tạo đại học, sau đại học cho cán bộ, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên kỹ thuật; tạo điều kiện để cán bộ y tế cơ sở đi học nâng cao trình độ… Đẩy mạnh chuyển giao các kỷ thuật mới từ các bệnh viện tuyến tỉnh. Kết hợp với nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh và quản lý hoạt động của đơn vị. Kết quả, với chỉ tiêu giao 150 giường bệnh nhưng TTYT huyện Lấp Vò luôn đạt 260 giường bệnh; trung bình mỗi ngày có từ 700 – 800 lượt người đến KCB.

Hiện nay, các TTYT huyện đang thực hiện song song 2 nhiệm vụ là điều trị và dự phòng (phòng, chống dịch bệnh, các chương trình y tế cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, dân số, kế hoạch hóa gia đình…). Do vậy, thời gian tới, ngành y tế cần tiếp tục xây dựng hệ thống y tế hoàn chỉnh và đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân. Đồng thời, Bộ Y tế cần xem xét kỹ các cơ chế riêng cho từng hạng bệnh viện nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị này phát huy sự năng động, sáng tạo trong công tác điều hành; nâng cao chất lượng, cải tiến quy trình KCB…./.