Tin nổi bật

50 năm hợp tác Việt Nam – Hà Lan: Cam kết song phương, hành động vì một tương lại hợp tác mới

2:14 sáng | 05/07/2023

Kể từ khi khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 9/4/1973, Việt Nam và Hà Lan đã phát triển một mối quan hệ hợp tác và hữu nghị mạnh mẽ xuyên suốt các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, giáo dục đến quốc phòng và an ninh.

Chia s quyết tâm và giá trị chung

Dựa trên nền tảng tình hữu nghị đáng tin cậy, hai bên chia sẽ chung quyết tâm chính trị, tiềm năng hợp tác to lớn và quan hệ đối tác toàn diện thực chất và sâu rộng.

Quan hệ giữa Việt Nam và Hà Lan hiện rất năng động và hiệu quả, cũng như với các đối tác châu Âu khác. Trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao, các thương gia Hà Lan từng đến Việt Nam mua gạo, sữa, gia vị và các mặt hàng sành, sứ. Trong kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam, nhiều người dân Hà Lan đã xuống phố phản đối chiến tranh, Uỷ ban kinh tế Việt Nam-Hà Lan thành lập năm 1968 đã cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho Việt Nam.

Vào những năm 1990, quan hệ giữa hai nước đã được tăng cường khi Hà Lan xem Việt Nam là đối tác ưu tiên, Hà Lan đưa ra chính sách thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, chính sách này nhận được đồng thuận và ủng hộ rất lớn từ các chính trị gia Hà Lan, cộng động cũng như doanh nghiệp.

Năm 2010, hai bên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược về thích ứng biến đối khí hậu và quản lý ước cũng như quan hệ đối tá chiến lược về nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực vào năm 2014. Hai bên cũng tiến hành nâng tầm quan hệ lên đối tác toàn diện trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte vào tháng 4 năm 2019. Kể từ thời điểm này, Việt Nam và Hà Lan đã mở rộng quan hệ đối tác trong nhiều lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao đến kinh tế, thương mại và đầu tư.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ Thủ tướng Hà Mark Rutte

Vào tháng 11 năm 2022, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã có chuyến thăm chính thức Hà Lan, lãnh đạo hai nước cũng đã nhất trí tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác song phương trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược về thích ứng biến đổi khí hậu và quan hệ đối tác chiến lược về nông nghiệp bền vững. Hai bên cũng thống nhất mở rộng hợp tác về quốc phòng và an ninh, văn hoá và du dịch, vận tải, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; tiếp tục ủng hộ lẫn nhâu tại các diễn đàn quốc tế như Hợp tác ASEAN-EU, Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu.

Trong suốt 50 năm qua, nền tảng của mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Hà Lan dựa trên nhu cầu bổ sung lẫn nhau và khả năng chia sẽ các giá trị chung, các mối tương đồng về điều kiện tự nhiên cũng như các thách thức về môi trường tự nhiên. Việc thực hiện các thoả thuận “đối tác chiến lược về thích ứng biến đối khí hậu – quản lý nước” từ năm 2010 và “đối tác chiến lược về nông nghiệp bền vững-an ninh lương thực” từ năm 2014 có một vị trí quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Trong khuôn khổ EU, Hà Lan đã phát triển chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm tiếp tục khẳng định các chủ trương tăng cường hợp tác với các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, liên quan đến an ninh và ổn định, phát triển bền vững dựa trên chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế, và vì mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

Lãnh đạo hai nước cũng nhất trí tiếp tục thực hiện hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và hợp tác cùng nhau trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoại tại hai khu vực. Hà Lan và Việt Nam cũng rất tích cực đóng góp vào việc thúc đẩy và phát triển Đối tác chiến lược EU-ASEAN, tăng cường mối quan hệ giữa hai tổ chức ưu tín tại hai khu vực Á, Âu cũng là một yếu tố quan trọng vì hoà bình, ổn định và phát triển của khu vực nói riêng và thế giới nói chung.

Thương mại và đầu tư tiếp tục được tăng cường

Về thương mại, Hiệp định EVFTA đã đóng góp rất lớn vào quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại song phương giữa hai nước, ngay cả trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19. Năm 2022, Hà Lan vẫn duy trì là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt tại châu Âu.Việc EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020 đã mang lại cơ hội lớn cho doanh nghiệp hai bên mở rộng quan hệ hợp tác. Nhờ EVFTA, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đã vào EU với mức thuế ưu đãi.

Về đầu tư, tính đến tháng 3/2023, Hà Lan đứng thứ 8/143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam và đứng đầu EU. Hà Lan hiện là đối tác lớn nhất của Âu đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký lên đến 13.58 tỉ USD với khoảng 400 dự án tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, sản xuất, phân phối điện, khí, nước…

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm mô hình nhà vườn Quốc tế tại Hà Lan

Thương mại song phương giữa hai nước đạt 8.37 tỉ USD trong năm 2021 và 11.1 ti USD trong năm 2022, tăng 32.6% so với năm 2021. Hà Lan cũng là thị trường xuất siêu lớn thứ 2 của Việt Nam trong năm 2022.

Hà Lan hiện là nhà đầu tư lớn vào ngành nông nghiệp Việt Nam và đang giúp Việt Nam từng bước xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị xuất khẩu, đặc biệt là rau quả, gia súc và thủy sản.

Ngoài ra, Việt Nam và Hà Lan cũng đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực khác bao gồm văn hoá, giáo dục, nhân quyền, pháp quyền và phòng chống tội pham. Hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp và ở cấp độ địa phương cũng diễn ra rất tích cực, tiêu biểu là sự hợp tác giữa Hà Nọi, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương với các thành phố như Amsterdam, Rotterdam, Eindhoven…Quan hệ hợp tác giữa các địa phương hai nước đã có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao sự hiểu biết và chia sẽ sự thịnh vượng chung cho cả hai bên.

Trong năm 2022, ngay khi đẩy lùi Covid-19, hợp tác giữa hai nước  có nhiều tín hiệu tích cực mới. Cuối tháng 11/2022, Bộ trưởng phụ trách Ngoại thương và hợp tác phát triển Hà Lan Liesje Schreinemacher cùng phái đoàn 50 doanh nghiệp Hà Lan đã thăm Việt Nam. Cùng với chuyến thăm Hà Lan của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong năm 2022, hai nước hứa hẹn mở ra một giai đoạn phát triển hợp tác mới.

Dù là một quốc gia tương đối nhỏ cả về diện tích cũng như dân số, nhưng nền kinh tế Hà Lan có quy mô khá (top 20 thế giới). Hà Lan hiện là cửa ngõ cho hàng hoá Việt Nam vào châu Âu thông quả cảng biển Rotterdam và cảng hàng không Schiphol.

Điểm nổi bật trong những năm đầu tiên sau khi nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Hà Lan là sự hợp tác trong Kế hoạch Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với tầm nhìn dài hạn. Hà Lan đã đưa ra nhiều khuyến nghị liên quan đến vấn đề quản lý nguồn nước và thích ứng biến đổi khí hậu nằm đưa ĐBSCL trở thành vùng phát triển kinh tế bền vững. Hà Lan cũng chia sẽ kinh nghiệm, nhân lực, công nghệ nhằm hỗ trợ Việt Nam giải quyết các vấn đề cấp bách như chống hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, xói lỡ bờ biển…

                                                                                              Đức Quân