Tin nổi bật

Sợi Thế Kỷ: Đa dạng văn hoá – Nguyên tắc cần tuân thủ

4:07 chiều | 17/02/2025

VHDN – Trên bình diện quốc tế, không một thương hiệu mạnh nào không được xây dựng trên nền tảng văn hoá vững mạnh, khi nền tảng văn hoá vững thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững. Doanh nhân Đặng Triệu Hoà – CEO của Sợi Thế Kỷ – từng chia sẽ rằng: nếu không thực hành phát triển bền vững, Sợi Thế Kỷ không có năng lực và không đủ tự tin để đón nhận cơ hội mới.

Tổng Giám đốc Sợi Thế Kỷ, Đặng Triệu Hoà

Khuyến khích đa dạng văn hoá

Tại Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hoá với doanh nghiệp” lần thứ 4 năm 2024, nhiều chuyên gia đã khẳng định vai trò của sự thấu hiểu văn hoá trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu. Các chuyên gia kêu gọi mỗi doanh nghiệp nên trở thành một đại sứ văn hoá nhằm quảng bá đất nước và con người Việt Nam ra thế giới.

Không riêng tại Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhấn mạnh vấn đề tôn trọng đa văn hoá để hướng tới phát triển bền vững, coi sự phát triển đa dạng văn hoá là chìa khoá tiến tới phát triển bền vững. Việt Nam, tuy đang đối mặt nhiều thách thức nhưng cũng luôn nỗ lực bảo vệ tính đa dạng văn hoá, chống lại các hành vi phân biệt và bạo lực.

Tại Sợi Thế Kỷ, doanh nghiệp này xem đa dạng văn hoá là nguyên tắc cần tuân thủ trong mọi khía cạnh hoạt động kinh doanh. Sợi Thế Kỷ luôn khuyến khích sự đa dạng văn hoá và công bằng nơi làm việc, khuyến khích tuân thủ các quy tắc đạo đức và thực hiện các tập quán quản trị doanh nghiệp lành mạnh.

Bên cạnh đó, Sợi Thế Kỹ cũng nỗ lực mang đến môi trường làm việc an toàn, bảo vệ sức khoẻ người lao động và tạo cơ hội cho người lao động tự phát triển bản thân. Đặc biệt, công ty luôn nỗ lực hạn chế những tác động bất lợi đến môi trường và cộng đồng, tạo cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của địa phương và cộng đồng dân cư nơi công ty hoạt động.

Có thể khẳng định rằng yếu tố đa dạng văn hoá chính là nền tảng quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của Sợi Thế Kỷ sau hơn 2 thập kỷ hình thành và phát triển. Nó giúp Sợi Thế Kỷ tạo nên triết lý kinh doanh, tạo dựng niềm tin của khách hàng, tạo dựng giá trị cốt lõi để công ty xây dựng, giữ gìn và phát triển thương hiệu bền vững.

Sợi Thế Kỷ gia tăng mạng lưới khách hàng sử dụng sợi tái chế

Hướng tới tương lai Net-Zero

Chuyển hướng sang sản xuất sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của các Hiệp định thương mại tự do (FTA), hiện Sợi Thế Kỷ đang sản xuất sợi cao cấp chuyên dùng cho người già theo đặt hàng riêng của đối tác Nhật Bản. Sợi Thế Kỷ, trước làn sóng FTA, đã chuyển sang sản xuất các mặt hàng sợi có giá trị gia tăng cao với tính năng đặc biệt. Dự kiến trong vòng 3-5 năm tới, 50% công suất sản xuất của của doanh nghiệp này đều là sợi đặc biệt, trong đó sợi tái chế là dòng sản phẩm trọng điểm. Đây cũng là xu thế của thị trường trong tương lai.

Để đón đầu xu hướng sản xuất xanh và bảo vệ môi trường, Sợi Thế Kỷ chủ động hợp tác với các đối tác nước ngoài nhằm tạo ra các sản phẩm mới chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng. Cụ thể, Sợi Thế Kỷ đã hợp tác với Unifi Manufacturing Inc – một doanh nghiệp sản xuất sợi Polyester niêm yết trên sản chứng khoán Mỹ. Theo đó, Unifi cung cấp hạt nhựa tái chế, Sợi Thế Kỷ sản xuất sợi và bán dưới thương hiệu Repreve của Unifi. Sợi Thế Kỷ là doanh nghiệp duy nhất được Unifi ký hợp đồng nhượng quyền thương hiệu. Bên cạnh thị trường Việt Nam, Sợi Thế Kỷ đã xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Bước đi này của Sợi Thế Kỷ được cho là phụ hợp với xu hướng của thị trường.

Đầu năm 2024, Nhà máy Trảng Bàng của Sợi Thế Kỷ đã phối hợp với Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng (ENERTEAM) là đơn vị tư vấn phụ trách triển khai hoạt động kiểm kê khí nhà kính cho nhà máy. Hoạt động này nhằm thúc đẩy các giải pháp năng lượng bền vững và giảm phát thải các-bon, hướng tới tương lai Net Zero, đồng thời đề xuất các khuyến nghị phù hợp (như lộ trình giảm phát thải khí nhà kính) để Sợi Thế Kỷ tiến đến giảm lượng phát thải CO2, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu theo các quy định của Việt Nam và thế giới.

Bên cạnh định hướng cắt giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường sử dụng nguyên liệu tái chế, Sợi Thế Kỷ còn chú trọng các giải pháp cắt giảm tiêu thụ nước sạch, giảm nước thải (thông qua việc tái sử dụng nước, sản phẩm sợi màu dope dye), tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào cũng như áp dụng các chính sách tiến bộ về lao động và trách nhiệm xã hội. 

Nhờ thực hiện tốt chiến lược ESG  (Môi trường-Xã hội-Quản trị doanh nghiệp) kể trên, Sợi Thế Kỷ đã đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe của các thương hiệu thời trang, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như vị thế của công ty trong chuỗi cung ứng của các thương hiệu thời trang này.

Sợi Thế Kỷ ước tính biên lợi nhuận gộp sợi tái chế cao gấp 4 – 5 lần so với sợi nguyên sinh.

Theo Tổng Giám đốc Đặng Triệu Hoà, con đường tất yếu để duy trì lợi thế cạnh tranh của Sợi Thế Kỷ là phát triển bền vững ESG, chính những thành tựu ESG tạo nên niềm vui cho Sợi Thế Kỷ vì công ty đã góp phần nhỏ vào công tác bảo vệ môi trường sống, xây dựng cộng đồng và xã hội.

Đức Quân

Năm 2024, Sợi Thế Kỷ tiếp tục thể hiện cam kết và đầu tư phát triển bền vững mạnh mẽ thông qua một báo cáo phát triển bền vững riêng bám theo các nhóm tiêu chuẩn GRI. Báo cáo của Sợi Thế Kỷ là một trong những số ít báo cáo đưa ra cam kết chiến lược cụ thể liên quan đến cắt giảm khí nhà kính 29,4% giai đoạn 2023-2027 cho một nhãn hàng cụ thể dựa trên SBTi. Trong báo cáo phát triển bền vững 2024, Sợi Thế Kỷ tập trung vào công tác triển khai và áp dụng thành công các sáng kiến về phát triển bền vững/ESG theo các thông lệ tốt về quản lý, đo lường và công bố thông tin về khí nhà kính đối với nhà máy tại Trảng Bảng như một ví dụ điển hình, bao gồm cam kết SBTi, đánh giá và kiểm kê phạm vi 1 và phạm vi 2 với sự tham gia của đơn vị tư vấn độc lập. Báo cáo này đạt giải nhì báo cáo phát triển bền vững tốt nhất 2024.