Tin nổi bật

Thấy gì qua 150 ngày chiến tranh Nga – Ukraine trên bình diện tài chính

7:31 sáng | 20/07/2022

Kích hoạt đồng loạt các biện pháp trừng phạt hà khắc nhất đối với Nga

Trước đây, chúng ta thường tin rằng tất cả các nền tảng mạng xã hội là trung lập, và sẽ không bị gián đoạn cho dù có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra, một số nền tảng được gọi là mạng xã hội công cộng, đã ngay lập tức tuyên bố tham gia vào các lệnh trừng phạt chống lại Nga.

Đầu tiên, một số lượng lớn các nhà khai thác dịch vụ Internet quốc tế do Mỹ đứng đầu đã công bố các biện pháp trừng phạt Nga, và thực hiện mọi “hành động ngắt kết nối” chống Nga. Việc loại bỏ các ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống giao dịch SWIFT do Mỹ kiểm soát, khiến các ngân hàng của Nga không thể thực hiện các giao dịch và thanh toán toàn cầu. Khi chiến tranh nổ ra, hệ thống này như là vũ khí hạt nhân trong nền tài chính thế giới để chống lại Nga, trở thành yếu tố mấu chốt quyết định thắng bại. Độ phụ thuộc vào các hệ thống này càng lớn thì mức độ thiệt hại của Nga càng sâu.

Hội nghị thượng đỉnh châu Âu ngày 30 và 31 tháng 5

Thứ hai, trước đây Mỹ và các nước phương Tây đã tuyên truyền rằng các vệ tinh trong không gian là an toàn và sẽ không bị tấn công, chiến tranh không gian sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, ngay sau khi chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra, một nhóm hacker bí ẩn (của một số tổ chức chính phủ) đã tấn công vào Trung tâm điều khiển vũ trụ Nga, tuyên bố đã đóng cửa trung tâm vũ trụ và thành công làm cho toàn bộ vệ tinh Nga mất kiểm soát. Trung tâm kiểm soát không gian của Nga cho biết họ thực sự đã bị tấn công, hệ thống an ninh của họ đã chặn và đẩy lùi được những vụ tấn công đó. Điều này cho thấy, chiến tranh đã mở rộng ra ngoài không gian. Các trận chiến không gian mạng trên các nền tảng số vẫn luôn được duy trì và tiến hành.

Thứ ba, về lĩnh vực ngân hàng, mọi người thường tin rằng ngân hàng ở Thụy Sĩ và các nước phương Tây an toàn hơn ngân hàng trong nước, rằng họ rất coi trọng quyền bất khả xâm phạm của tài sản tư nhân. Nhưng sau khi chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra, Thụy Sĩ và các nước phương Tây liền bộc lộ hành vi sói đói vồ mồi. Tất cả tài sản của chính phủ, và tư nhân của Nga ở nước ngoài đều bị cướp sạch. Như vậy, Thụy Sĩ đâu còn là một vùng đất tài chính thuần túy. Có bao nhiêu người Việt Nam chúng ta đang gửi tiền và tài sản ở Thụy Sĩ? Những tài sản này bây giờ liệu có còn an toàn nữa hay không? Đó là một câu hỏi lớn chưa có lời giải hiện nay.

Ngân hàng Nga Gazprombank JSC chịu ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của

phương Tây.

Không chỉ tài sản ngân hàng bị đóng băng mà ngay cả du thuyền và tư gia của người Nga ở nước ngoài cũng bị phong tỏa tất cả.

Tại cuộc họp Thượng đỉnh EU gần nhất diễn ra ngày 30, 31 tháng 5, 27 nước thành viên Liên minh châu Âu thống nhất hợp pháp hóa việc thu giữ tài sản của Nga bị phong tỏa.

Theo thống kê sơ bộ, tổng số tài sản Nga ở nước ngoài bị phương Tây phong tỏa có giá trị hàng  nghìn tỉ USD. Ngay sau một tuần khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Chính phủ Anh bắt đầu ban hành lệnh đóng băng (phong tỏa) tài sản của 7 tỉ phú người Nga, đợt đầu tiên gồm: Roman Abramovich – ông chủ câu lạc bộ bóng đá Chelsea của Anh; Oleg Deripaska – cổ đông lớn của Tập đoàn công nghiệp En+Group; Igor Sechin – Giám đốc điều hành tập đoàn Rosneft; Andrey Kostin – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VTB; Alexei Miller – Giám đốc điều hành Công ty năng lượng Gazprom; Nikolai Tokarev – Chủ tịch Công ty đường ống khí đốt Transneft và Dmitri Lebedev – người đứng đầu HĐQT Ngân hàng Rossiya. Đến tuần thứ 3 của cuộc chiến Ukraine, đã có 27 cá nhân người Nga bị Mỹ, Anh, EU và Canada phong tỏa tài sản, trong đó có tỉ phú Alisher Usmanov…

Trong các tỉ phú bị phong tỏa tài sản, tỉ phú Roman Abramovich được xem là người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ở Anh, ngoài câu lạc bộ Chelsea, ông còn bị phong tỏa 70 tài sản gồm biệt thự, nhà phố, đất đai, đặc biệt là hàng chục căn hộ, biệt thự, nhà phố ở Làng Chelsea, khu vực xung quanh sân vận động Stamford Bridge và Kensington Palace Garden. Ở châu Âu, Abramovich còn có nhiều tài sản khác bao gồm 2 du thuyền lớn, 4 máy bay riêng cùng cổ phần trong tập đoàn công nghiệp thép Evraz. Chính phủ Anh đã căn cứ vào quyền sở hữu trong tập đoàn Evraz để cấm vận Abramovich vì cho rằng ông đã sử dụng mối quan hệ gần gũi với Tổng thống Putin để thu lợi trong hàng chục năm qua. Theo ước tính, tổng trị giá tài sản của Abramovich bị phong tỏa ở Anh và châu Âu lên đến gần 9 tỉ USD. Đồng thời, ông cũng bị cấm xuất, nhập cảnh nước Anh. Ngoài tỉ phú Abramovich, nhiều tỉ phú khác cũng có tài sản bị thu giữ hoặc “đóng băng”. Chính phủ Đức đã thu giữ 1 du thuyền trị giá đến 600 triệu USD của ông Usmanov. Hàng loạt tài sản của các tỉ phú Deripaska, Igor Shuvalov,… cũng đều bị phong tỏa.

 Ba Lan tịch thu tài sản của công ty năng lượng Nga

Thứ tư, về công nghệ. Ngay sau khi chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra, hầu như tất cả các công ty công nghệ cao của Mỹ và phương Tây đều tuyên bố tham gia các lệnh trừng phạt Nga, cắt nguồn cung cấp chip và tất cả các sản phẩm công nghệ cao cho Nga. Starlink của Elon Musk cũng tham gia vào lệnh trừng phạt chống lại Nga và ủng hộ Ukraina, Apple cũng tham gia vào các lệnh trừng phạt. Facebook ngay lập tức đưa ra tuyên bố thay đổi các quy tắc về ngôn từ kích động thù địch, cho phép người dùng kêu gọi bạo lực đối với người Nga trong bối cảnh giao tranh với Ukraina đồng thời cho phép các bài đăng xúc phạm Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và các hình thức thể hiện chính trị mà bình thường bị xem là vi phạm các quy tắc về ngôn từ bạo lực…Độ sâu và bề rộng của lệnh trừng phạt công nghệ mà phương Tây áp đặt lên Nga nằm ngoài sức tưởng tượng của những người dùng mạng xã hội lớn nhất hành tinh này.

Lệnh trừng phạt được áp dụng đồng loạt cho bất cứ điều gì để gây tổn thương cho Nga. Trong tương lai, một khi xung đột giữa một quốc gia nào đó với Mỹ và phương Tây nổ ra, chắc chắn họ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt và cấm vận nghiêm khắc nhất đối với tất cả các sản phẩm công nghệ cao, vật liệu và kỹ thuật…

Thứ năm, về truyền thông, nhiều người cho rằng dư luận phương Tây là tự do nhất và tin tức Tây là trung thực nhất. Nhưng sau khi chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra, toàn bộ dư luận phương Tây biến thành cỗ máy phát động chiến tranh chống lại Nga. Các nền tảng Internet, sóng truyền hình, phát thanh lớn ở Mỹ và Châu Âu đã đóng các kênh truyền thông bên lãnh thổ của Nga. Họ kiểm  soát toàn bộ việc phát tán dư luận, hướng dư luận theo hướng có lợi cho họ và tạo ra các tin tức chưa được kiểm chứng. Phát động dư luận xã hội chống lại Nga, mặt khác bịt chặt tiếng nói, ngăn cản Nga đưa thông tin  và lên tiếng với thế giới bên ngoài. Đồng thời, khuếch đại các tin tức tiêu cực tấn công và bôi nhọ Nga.

Những biện pháp hạn chế của phương Tây được cho là sẽ dẫn đến lệnh cấm xuất khẩu tất cả hàng hóa cần thiết để Nga hiện đại và đa dạng hóa nền kinh tế.

Còn nhiều biện pháp trừng phạt khác, ví dụ như ngành thể thao, văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc đã áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga, thậm chí cả mèo và cây cối cũng bị xử phạt. Điều này có vẻ phi lý, nhưng thực ra không hề. Đó biểu hiện của bá quyền chính trị, văn hóa của Mỹ và phương Tây. Họ cho ta thấy tầm ảnh hưởng và sự kiểm soát bá quyền của họ sâu và rộng đến mức nào. Những lĩnh vực này mới nhìn thì không có liên quan gì đến chính trị nhưng khi chiến tranh xảy ra thì chúng đều trở thành vũ khí, công cụ của chiến tranh.

Chiến tranh Nga –Ukraine, Mỹ và phương Tây không chỉ tài trợ vũ khí, tiền bạc cho Ukraina mà còn là cuộc CHIẾN TRANH TOÀN DIỆN trên mọi lĩnh vực trong thời đại công nghệ số và chủ nghĩa bá quyền của các nước lớn như hiện nay. Nếu không phải Mỹ và phương Tây e sợ hàng nghìn quả bom hạt nhân của Nga, cá tính cường nhân dám nói dám làm của Tổng thống Putin, thì chắc hẳn họ đã lao vào cắn xé tan hoang nước Nga như thời Liên Xô sụp đổ trước đây…

Châu Âu nỗ lực gia tăng nguồn cung dầu và giảm phụ thuộc vào Nga

Bảo Hân