VHDN – Start up – Khởi nghiệp là sự chuyển dịch xu hướng kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ trong thời đại công nghệ 4.0. Những con người dám đương đầu với khó khăn và thách thức để đạt được thành công trong thương trường. Nguyễn Anh Dũng – doanh nhân trẻ chia sẻ để vững bước trên con đường chông gai đó, việc áp dụng triết lý kinh doanh đóng vai trò quan trọng.
Tác giả Nguyễn Anh Dũng và Nhà văn Ma Văn Kháng
7 triết lý kinh doanh quan trọng
Nguyễn Anh Dũng – tác giả của cuốn sách “Đạo kinh doanh” chia sẻ về bộ triết lý để xây dựng một doanh nghiệp phát triển mạnh. Những triết lý trong cuốn sách của anh xuất phát từ câu chuyện quen thuộc với mọi doanh nhân:
Đầu tiên là triết lý sản phẩm. Tác giả đã đưa ra 7 triết lý cụ thể về sản phẩm của một doanh nghiệp cần có. Doanh nghiệp cần tìm hiểu và đưa ra dòng hàng sẽ bán dựa trên những gì đang có, khả năng và nhu cầu xã hội. Sản phẩm doanh nghiệp luôn nằm trong kế hoạch xây dựng và khởi nghiệp công ty.
“Đạo kinh doanh” chia sẻ về bộ triết lý để xây dựng một doanh nghiệp phát triển mạnh
Khi đã có sản phẩm, doanh nghiệp cần xác định bí mật của giá trị sản phẩm. Đạo kinh doanh là cuốn sách chia sẻ đến bạn đọc về 6 bí mật lớn để xây dựng giá trị doanh nghiệp bền vững. Sản phẩm của doanh nghiệp là giải pháp mang lại cho khách hàng, giá sản phẩm dựa trên khả năng chi trả của đối tượng khách hàng doanh nghiệp hướng tới, khả năng tiêu thụ sản phẩm dựa vào giá cả phải chăng, cạnh tranh sản phẩm về dịch vụ, sản phẩm mang lại giá trị văn hóa, và sản phẩm cần có tư tưởng rõ ràng.
Theo cuốn sách “Đạo kinh doanh”, song song với việc chuẩn hóa sản phẩm là xây dựng cốt lõi doanh nghiệp. Thông điệp về doanh nghiệp chính là nội lực, tinh thần mà doanh nghiệp muốn truyền đi. Yếu tố làm nên sự độc đáo cho công ty là bí quyết phát triển, hay chính là hệ thống phân phối. Điều đó dẫn đến việc tác giả đưa ra triết lý về quy trình chuẩn hóa hệ thống vận hành để doanh nghiệp đạt kết quả tốt nhất. Và một doanh nghiệp phát triển bền vững không thể thiếu ý nghĩa về sự tồn tại của doanh nghiệp. Mỗi triết lý kinh doanh đều được đề cập các tri thức giúp cho các nhà khởi nghiệp tìm ra hướng phát triển của doanh nghiệp mình hiện tại và tương lai.
Cuối cùng, tiếp thị hay bán hàng bằng tư tưởng là đích đến thành công của mọi doanh nghiệp. Dù sản phẩm là gì, hệ thống bộ máy doanh nghiệp như thế nào thì tư tưởng kinh doanh không thể thiếu. “Con người” doanh nghiệp phải thổi hồn vào sản phẩm, từ đó khách hàng được thuyết phục và đưa ra quyết định mua hàng. Triết lý này quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của một công ty.
Những triết lý doanh nghiệp được doanh nhân Nguyễn Anh Dũng phân tích và làm rõ trong cuốn sách “Đạo kinh doanh” của mình. Anh cho đó là kim chỉ nam không giúp anh có được một Sbooks phát triển. Trong thời đại công nghiệp phát triển, nhiều công ty lớn, nhỏ hình thành, để có thể hoàn thiện và phát triển thì doanh nghiệp cần sở hữu 7 triết lý kinh doanh từ bên trong. Doanh nghiệp phát triển tốt tạo nên xã hội lớn mạnh và văn minh.
Xây dựng biểu tượng văn hóa doanh nghiệp
Nguyễn Anh Dũng đề cập đến 7 triết lý kinh doanh trong cuốn “Đạo kinh doanh” nhằm mục đích gửi gắm thông điệp đến các doanh nhân và các nhà khởi nghiệp: tầng sâu nhất của doanh nghiệp là tư tưởng. Khi doanh nghiệp sở hữu giá trị lớn nhất trong kinh doanh sẽ trở thành hình mẫu trong việc hình thành một trào lưu văn hóa.
“Đạo kinh doanh” khẳng định một chân lý sâu sắc: “Bản chất của doanh nghiệp chinh là mang lại kết quả cho khách hàng, là kết quả mà khách hàng mong muốn, được đóng gói bằng giải pháp trong sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp… khách hàng thực sự quan tâm tới điều này thôi, đó là: KẾT QUẢ HỌ NHẬN ĐƯỢC LÀ GÌ”
“Doanh nhân khởi nghiệp là những người luôn tìm kiếm giải pháp mới , với sản phẩm mới để nhằm thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng… Sản phẩm không phải được sản xuất ra là để cho doanh nghiệp, nếu doanh nhân khởi nghiệp sản xuất sản phẩm để cho doanh nghiệp, doanh nghiệp đó sẽ phá sản, và doanh nhân sẽ học được bài học lớn trong cuộc đời…”
“Đạo kinh doanh” giúp cho người khởi nghiệp rút ra bài học: “Sản phẩm không phải là cái để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sản phẩm là phương tiện mang đến kết quả cho khách hàng, và qua đó doanh nhân mới có được lợi nhuận.”. Bên cạnh đó, tác giả giới thiệu cho bạn đọc giải pháp hữu hiệu của ngài chủ tịch vĩ đại: “Hãy mang đến cho khách hàng kết quả vượt trên sự mong đợi của họ, và doanh nhân sẽ đạt được kết quả trên sự mong đợi của chính mình!”. Từ những điều này, doanh nghiệp đạt được mục tiêu lớn nhất là xây dựng tư tưởng doanh nghiệp. Từ tư tưởng dẫn đến hành động.
Theo tác giả đề cập trong “Đạo kinh doanh”, con người chịu ảnh hưởng của tư tưởng và hành động của người khác. Suy nghĩ tích cực, hành động văn minh hình thành nên thói quen tốt, tác động đến một hoặc nhiều nhóm đối tượng từ đó xây dựng nền văn hóa. Doanh nghiệp có tư tưởng “vĩ đại” sẽ làm đổi mới “văn hóa” của xã hội giúp nâng cao mức sống của con người. Như vậy, việc xây dựng biểu tượng văn hóa doanh nghiệp là một bước tiến khiến một công ty hay tập đoàn đạt được vị trí cao trong kinh doanh.
Mong muốn xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo 7,5% trong năm 2022. Điều này tạo nên một thế giới kinh doanh mới cho Việt Nam. Trong thế giới đó, mỗi sản phẩm, mỗi doanh nhân và mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn một chiến lược, một con đường, một triết lý khởi nghiệp kinh doanh khác nhau. Như trong quá trình công nghiệp hóa, mỗi doanh nghiệp có thể đáp ứng 1 trong 4 trình độ công nghiệp hóa: trình độ lắp ráp (Assemblement), trình độ sản xuất với kỹ thuật riêng (Own Engineering Manufacturing-OEM), trình độ sản xuất với thiết kế riêng (Own Design Manufacturing-ODM) và trình độ sản xuất với thương hiệu riêng (Own Brand Manufacturing-OBM).
Dù là doanh nghiệp ở mức độ nào thì luôn phải giữ vững “Đạo kinh doanh”. Cuốn sách “Đạo kinh doanh” của Nguyễn Anh Dũng là một cuốn sách cần có trong tủ sách doanh nhân của mỗi doanh nghiệp. Bảy triết lý là bí mật, là vũ khí không thể thiếu trong kinh doanh. Cuốn sách như một sự khác biệt mà doanh nghiệp cần để tạo nên sự bền vững.
Bên cạnh sự khác biệt, doanh nghiệp luôn luôn cải tiến để đặc biệt và duy nhất bằng chiến lược “khác biệt hóa “ và “đặc biệt hóa”. Tác giả của cuốn sách khẳng định đây là con đường mà những thế hệ doanh nhân thành công để bước đến đích cao nhất “thương mại hóa”. Những triết lý kinh doanh giúp cho công ty định vị được giá trị trên thị trường kinh doanh. “Đạo kinh doanh” thực sự là nền tảng thúc giúc nhà khởi nghiệp bắt đầu kinh doanh và trở thành doanh nhân thành công trong thời đại tiếp theo.