Thời gian qua, Huyện tập trung thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, trong đó xác định các cây, con chủ lực để tập trung phát triển, gồm: cây lúa, cây xoài, cây chanh, cá điêu hồng, vịt,… Ngoài ra, Huyện cũng đẩy mạnh phát triển các ngành hàng tiềm năng như: ổi, cá tra, gà thảo dược, cam xoàn,… sản xuất theo quy trình an toàn, VietGAP, hợp tác liên kết các công ty, doanh nghiệp.
Xác định việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm giảm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho người dân là giải pháp quan trọng được UBND Huyện chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp với địa phương rà soát diện tích sản xuất để xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp mang lại giá trị kinh tế cao, sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ gắn với chế biến tiêu thụ; rà soát thiết kết bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc đối với một số nông sản chủ lực Huyện, tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất như: cấy lúa bằng cơ giới, sản xuất lúa hữu cơ Dự án VnSAT,… cánh đồng lúa lý tưởng, nuôi gà thảo dược và đạt tiêu chuẩn VietGAP; sản xuất xoài rải vụ tại các xã vùng dự án; sản xuất chanh, ổi, cam xoàn đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, Huyện đã và đang thực hiện mô hình “cây xoài nhà tôi”, với việc 10 tấn xoài HTX Xoài Mỹ Xương xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường khó tính góp phần nâng chất lượng và giá trị nông sản, tăng thu nhập cho nông dân.
Qua 9 tháng đầu năm, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 6.466 tỷ đồng, tương ứng 75,24% kế hoạch, tăng 2,8% so cùng kỳ. Diện tích sản xuất lúa 87.800 ha, giảm 879 ha so với năm 2018, trong đó diện tích lúa chất lượng cao đạt 74.053 ha tăng 62,6 % so cùng kỳ, tạo thuận lợi trong liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lúa gạo. Mô hình Hội quán nông dân được Huyện tập trung chỉ đạo vận động, tuyên truyền thành lập tạo điều kiện cho việc hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản của nông dân. Theo đó, đã có 27 Hợp tác xã, quỹ tín dụng và 15 Hội quán được thành lập; Liên kết tiêu thụ 577,5 tấn xoài; 142 tấn chanh; 338 tấn ổi và 63 tấn cam xoàn, cung cấp cho doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và được đưa vào kênh tiêu thụ siêu thị. Góp phần đưa giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp huyện đạt 6.466 tỷ đồng, tương ứng 75,24% kế hoạch, tăng 2,8% so cùng kỳ.
Bên cạnh đó, phong trào xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực, đến nay huyện Cao Lãnh đã có 09 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện tiếp tụcnhân rộng mô hình cộng đồng dân cư xây dựng nông thôn mới, phát huy được sức mạnh của cộng đồng; tiếp tục duy trì và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đối với các xã đã đạt chuẩn; tập trung các nguồn lực để phát triển sản xuất và hệ thống hạ tầng nông thôn, hoàn thành các tiêu chí còn lại phấn đấu đến cuối năm 2019 có thêm 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới; triển khai thực hiện xã nông thôn mới nâng cao hướng tới kiểu mẫu tại xã Bình Thạnh, Mỹ Xương./.
CẢI THIỆN CHỈ SỐ DDCI
Ông Nguyễn Hồng Sự – Chủ tịch UBND Huyện cho biết: “Việc cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nỗ lực thực hiện giảm chi phí không chính thức tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn, góp phần từng bước nâng cao các chỉ số năng lực cạnh tranh trên địa bàn, thu hút đầu tư, góp phần phát triển KT – XH của địa phương thời gian tới”.
Theo đó, UBND Huyện xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện trên địa bàn, yêu cầu chỉ đạo Thủ tướng các ngành, Chủ tịch UBND xã, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ CCTTHC; chủ động gặp gỡ, tìm hiểu và kịp thời tháo gỡ những khó khăn của các doanh nghiệp; tổ chức công khai và kịp thời cung cấp thông tin cho doanh nghiệp các quy định thủ tục đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư; thông tin về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lao động,… và các thông tin khác thuộc thẩm quyền của Huyện. Thực hiện chủ trương “chính quyền cùng đồng hành cùng doanh nghiệp và Nhân dân” của Tỉnh, Huyện luôn quan tâm và chỉ đạo công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là Chương trình khởi nghiệp.
Cụ thể, Huyện thành lập Câu lạc bộ Khởi nghiệp và Câu lạc bộ sản xuất kinh doanh vì trách nhiệm cộng đồng, định kỳ hàng tháng sinh hoạt. Ngoài các buổi sinh hoạt, thành viên Câu lạc bộ còn trao đổi thông qua Zalo nhóm, Facebook nhằm chủ động tiết kiệm thời gian và thông tin qua Zalo nhóm, Facebook nhằm chủ động tiết kiệm thời gian và thông tin đến từng thành viên biết, đóng góp ý kiến. Thực hiện nhiều giải pháp trong công tác CCHC (chuyển nhiệm vụ hành chính chính công tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Huyện sang bưu điện huyện; Mô hình hẹn giờ thực hiện TTHC tại nhà dân; bưu chính công ích; hệ thống tự động tiếp nhận trực tiếp thông tin phản ánh của tổ chức và công dân) qua đó rút ngắn thời gian và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân trong giao dịch hành chính, nhất là lĩnh vực về thuế, cấp phép xây dựng, đất đai, thủ tục đầu tư,… thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chỉ số CCHC (PAR INDEX), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); thực hiện khảo sát mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước,… tình hình an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, ổn định tạo điều kiện đầu tư, kinh doanh cho các doanh nghiệp./.