Đây là lời chia sẻ của họa sĩ Lê Quang trong buổi ra mắt triển lãm tranh cá nhân “Hội họa, tâm linh , tôn giáo và phong thủy” của Hoạ sĩ Lê Quang được diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) từ ngày 30/3 đến 01/4/2023.
Họa Sĩ Lê Quang trong chương trình khai mạc triển lãm tranh
Họa sĩ Lê Quang chia sẻ, 200 bức tranh trên chất liệu sơn dầu với những phong cách vẽ khác nhau, cảm hứng vẽ khác nhau đều xuất phát từ điều tự nhiên. Là những tác phẩm mà anh đã thực hiện trong suốt nhiều năm học tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
Tranh Lê Quang lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc
“Tôi đã dành nhiều thời gian tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Và tôi mong muốn nghệ thuật vẽ tranh Việt Nam sẽ được lưu giữ mãi mãi. Với những kỹ thuật vẽ truyền thống của Việt Nam như sơn mài, lụa và sơn dầu, tôi mong muốn gửi gắm tâm tư, ước mơ cũng như khắc họa vẻ đẹp muôn màu của đời thường vào trong tranh” – họa sĩ Lê Quang bộc bạch.
Sự phóng khoáng và đầy tự nhiên trong nét vẽ trên Tranh Lê Quang
Họa sĩ Lê Quang cho hay, hàng nghìn năm trước hội họa đã xuất hiện trong buổi sơ khai bình minh của loài người. Trong một hang động ở Pháp đã có những bức vẽ được chứng minh vẽ từ khoảng 25 nghìn năm trước, trước khi chữ viết xuất hiện. Do đó, bằng tình yêu với hội họa và sứ mệnh truyền đạt kiến thức về hội họa của một giảng viên Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương anh luôn tâm niệm rằng lịch sử hội họa đã không thể thiếu những cốt lỗi giá trị đó.
Tình yêu lao động được khắc họa rõ nét thể hiện hồn Việt trong Tranh Lê Quang
Khi văn minh chữ viết mới ở buổi sơ khai, thì hội họa đã đóng góp phần quan trọng nhất cho việc lưu giữ di sản và phát triển nền văn minh tiến bộ. Rồi chúng ta ai cũng đã từng lớn lên với Tết, bánh chưng, câu đối đỏ, ai cũng đã từng ngắm những bức tranh “Xuân – Hạ – Thu- Đông”, ai cũng đều biết bức tranh lợn độc hoăc cá chép,… trong tranh dân gian đông hồ,…
Trong tranh phong cảnh của Lê Quang cũng là tình yêu với thiên nhiên, con người và văn hóa dân tộc thế nhưng lại phảng phất nét thiên nhiên vườn nhà, vừa đơn sơ, giản dị, tự nhiên và “rất Việt Nam”.
Thu Hồng