VHDN – Tại Diễn đàn “Văn hóa kinh doanh với xu hướng tiêu dùng mới” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 31/5, các doanh nghiệp đều cho rằng, văn hóa kinh doanh giúp tạo sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh, thúc đấy phát triển.
Ông Vũ Đức Giang, CT Hiệp hội Dệt may Việt Nam, chia sẻ với chủ đề: Xu hướng tiêu dùng và sở thích mua sắm.
Theo chia sẻ của các doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là yếu tố đóng vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh. Xu hướng tiêu dùng mới đang ngày càng phổ biến và trở thành nét văn hóa trong kinh doanh mà các doanh nghiệp đã và đang hướng tới bởi những lợi ích mà nó mang lại. Việc bắt kịp xu hướng tiêu dùng mới sẽ tạo ra cơ hội phát triển nhanh chóng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng gặp phải nhiều khó khăn và thách thức.
Bà Ngô Phi Phụng, Giám Đốc Maketing Metta Khu vực Đông Nam Á, chia sẻ với chủ đề: Xây dựng văn hoá doanh nghiệp dựa trên ESG hướng tới người tiêu dùng thông minh mới.
Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng chia sẻ, trong nền kinh tế hội nhập ngày nay, văn hóa kinh doanh là yếu tố gắn liền với hoạt động sản xuất và tiêu dùng, đó là những giá trị kinh tế đi đôi với giá trị nhân văn và ý nghĩa xã hội. Điều này tạo nên diện mạo mới cho nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên, để xây dựng nền văn hóa tiêu dùng thích ứng với nền kinh tế thì chúng ta cần có chiến lược và mục tiêu cụ thể.
TS. Nguyễn Văn Hiến, Phó hiệu Trưởng trường ĐH Gia Định, chia sẻ với chủ đề: Nâng cao giá trị hàng Việt trong văn hóa kinh doanh
Theo ông Phòng, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, đảm bảo về chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng nâng cao. Người tiêu dùng có thêm rất nhiều sự lựa chọn và tiện ích để phục vụ cho cuộc sống của bản mình. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đã hình thành nên một xu hướng tiêu dùng mới hiện đại và tiện ích hơn. “Đây là những biến động quan trọng mà doanh nghiệp và những người làm tiếp thị cần theo dõi để hiểu rõ nguyện vọng và nhu cầu của thị trường, từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh và tiếp cận khách hàng”- ông Hoàng Quang Phòng nhấn mạnh.
CEO Hoàng Văn Tam, CTHĐQT CT Digitech Solutions, chia sẻ với chủ đề: Áp dụng trí tuệ nhân tạo và nền tảng công nghệ số trong kinh doanh
Theo các diễn giả tại Diễn đàn, việc thực hành đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh được Đảng, Nhà nước luôn quan tâm được thể hiện qua các Nghị quyết, Chỉ thị… Gần đây nhất, ngày 10/10/2023, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW, về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, đã đề ra mục tiêu tổng quát: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hoá kinh doanh mang bản sắc dân tộc; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước”.
TS. Đinh Kiệm, Công ty Tư Vấn Giáo Dục Đào Tạo Ngôi Sao, chia sẻ chủ đề: Xu hướng tiêu dùng chủ đạo hiện nay trên thế giới dưới góc nhìn của văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp
Các chuyên gia kinh tế, các doanh nhân thành công trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh, tạo dựng nên uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ trong nước mà còn cạnh tranh với thị trường quốc tế. Văn hóa kinh doanh đóng vai trò then chốt trong việc giúp doanh nghiệp, doanh nhân đạt được những lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khả năng đổi mới và và thích ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh quốc tế.
Luật sư Lê Bá Thường, chia sẻ chủ đề: Phát huy yếu tố văn hóa và tinh thần dân tộc trong cuộc vận động “Người Việt dùng hàng Việt Nam”.
Không chỉ vậy, văn hóa kinh doanh còn góp phần nâng tầm, nâng cao sức cạnh tranh của bản thân mỗi doanh nghiệp cũng như cả nền kinh tế. Xây dựng văn hóa kinh doanh trong nền kinh tế ở nước ta là một yêu cầu cần thiết và cấp bách; là yếu tố cốt lõi để tạo dựng nên thương hiệu của một doanh nghiệp.