Tạp chí doanh nghiệp

Tạp chí doanh nhân “Xuân mới hứa hẹn thành công mới”

9:26 sáng | 18/07/2017

Nhân 40 năm ngày mất của Nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1976-2016):

Về Bạc Liêu, chợt nhớ… 2016: Năm bắt đầu công cuộc khởi nghiệp Mê mẩn ngắm vườn cây cảnh “độc nhất vô nhị” tại phường Phả Lại Doanh nhân Ngô Văn Phát góp phần xây dựng nông thôn mới tại quê hương Tiền Hải 9 nguyên nhân chết người khi khởi nghiệp bạn cần phải đọc

Cái vỗ vai của Thủ tướng Nguyễn Thị Vân Anh hoa khôi nữ doanh tài sắc Nhà sử học Dương Trung Quốc:“Giành lại vỉa hè cho người đi bộ là cuộc đấu tranh không đơn giản” DNHN: Doanh nhân Văn hóa Phan Công Bình – Giám đốc DNTN Công Bình tại tỉnh Long An. Doanh nghiệp của ông chuyên kinh doanh, xuất khẩu gạo ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Trong năm Bính Thân 2016, DN của ông cũng như nhiều DN kinh doanh xuất khẩu gạo ở các tỉnh phía Nam gặp không ít khó khăn. Đầu xuân Đinh Dậu 2017, Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập đã có cuộc trò chuyện chân tình với ông về tình hình xuất khẩu gạo năm 2017.

Chào ông, được biết trong năm qua, Công Bình gặp không ít khó khăn trong sản xuất và kinh doanh, ông có thể chia sẻ cho bạn đọc Doanh nghiệp & Hội nhập biết? DN Phan Công Bình: Trong mấy năm gần đây, đặc biệt là năm 2016 vừa qua, DN của tôi cũng như một số DN kinh doanh, xuất khẩu gạo của các tỉnh phía Nam gặp không ít khó khăn. Trước hết, đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nước cùng xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, như: Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam.

Sự cạnh tranh ở đây diễn ra giữa chất lượng sản phẩm và thương hiệu gạo, cùng giá cả. Theo ông, để Việt Nam xuất khẩu gạo có chất lượng cao và số lượng lớn đứng đầu thế giới, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, góp phần an sinh xã hội thì trước tiên chúng ta phải làm gì?

DN Phan Công Bình:

Theo ý kiến của riêng tôi, để cho gạo Việt Nam được cả thế giới tin và dùng, trước hết chúng ta phải xây dựng được thương hiệu quốc gia về gạo và thương hiệu cho các DN chuyên xuất khẩu gạo. Muốn như vậy, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học & Công nghệ phải giúp nông dân tạo ra giống lúa có chất lượng tốt, sản phẩm làm ra phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế; vận động các DN đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, ngành nông nghiệp thông minh. Chính phủ và các ngành hữu quan, giúp các DN xây dựng được thương hiệu, đăng ký với quốc tế.

Có thương hiệu, người tiêu dùng quốc tế có thể truy cập nguồn gốc xuất xứ địa lý của sản phẩm. Như vậy, họ sẽ tin tưởng mua sản phẩm gạo của Việt Nam. Điều đó làm cho việc xuất khẩu gạo năm nay của nước ta sẽ có những chuyển biến mới. Nhưng để DN xuất khẩu gạo có thương hiệu, đặc biệt là với những dự án lớn, rất cần Chính phủ và ngân hàng nghiên cứu cho vay với giá ưu đãi, hoặc cho vay vốn tín chấp (với những dự án khả thi).

Có như vậy, thương hiệu gạo Việt Nam mới có thể cạnh tranh được với các nước, để VN luôn giữ vai trò là nước xuất khẩu gạo lớn nhất và tốt nhất. Một tín hiệu đáng mừng, hiện nay Chính phủ và ngân hàng đã có những chính sách ưu đãi mới cho ngành nông nghiệp thông minh, đặc biệt là vốn.

Tôi tin rằng, năm nay Việt Nam sẽ xuất khẩu gạo lớn và những sản phẩm có chất lượng cao, góp phần làm giàu cho đất nước…. Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi chân tình này.

Chúc DN của ông cũng như các DN xuất khẩu gạo Việt Nam sớm thực hiện được ước mơ: Việt Nam sẽ mãi mãi là nước xuất khẩu gạo dẫn đầu thế giới về số lượng cũng như chất lượng gạo. Trần Đăng Hùng (thực hiện)