Tin nổi bật

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – ASEAN: Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là cốt lõi để thích ứng với cuộc cách mạng  4.0  

8:34 sáng | 28/08/2022

VHDNSáng 26/8/2022, tại Hà Nội Chủ tịch Công ty cổ phần dược mỹ phầm MP1 Nguyễn Nhung, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung và ngành dược mỹ phẩm nói riêng đã có những ý kiến tham luận rất ý nghĩa và thực tiễn tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – ASEAN do Trung tâm hỗ trợ hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN phối hợp với Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu tổ chức nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN; 08/8/1967-08/8/2022); Kỷ niệm 27 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022); chào mừng Quốc khánh 2/9.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – ASEAN

Tại diễn đàn Chủ tịch cho biết Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh, thúc đẩy cạnh tranh và làm mờ ranh giới giữa các ngành, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải thay đổi cho phù hợp thì doanh nhân, doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp là cốt lõi để doanh nghiệp thích ứng với cuộc cách mạng  4.0 như hiện nay.

Chiều cùng ngày Chủ tịch Nguyễn Nhung đại diện cho 200 doanh nghiệp tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – ASEAN có buổi làm việc với Lãnh Đạo Uỷ Ban Kinh tế của Quốc hội.

Tại buổi làm việc Chủ tịch Nguyễn nhung có những câu hỏi kiến nghị với Uỷ ban Kinh tế Quốc hội giúp cho doanh nghiệp ngành Mỹ Phẩm phát triển trong thời gian tới. Sau đây là nguyên văn bài phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Nhung, Công ty Cổ phần dược Mỹ Phẩm MP1.

Kính thưa Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế thưa hội nghị.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM MP1 Tầm nhìn trở thành Tập đoàn phân phối dược mỹ phẩm hàng đầu về uy tín, chất lượng cho toàn bộ hệ thống Spa, thẩm mỹ viện trên toàn bộ hệ thống Việt Nam. Bằng niềm đam mê phục vụ cùng khao khát cống hiến cho vẻ đẹp Việt Nam tỏa sáng.

 Với mức tăng trưởng bình quân 30 % trên năm, thị trường mỹ phẩm Việt Nam ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài mở cửa hàng kinh doanh theo số liệu của ngành mỹ phẩm Việt Nam, mỹ phẩm dịch vụ làm đẹp phát triển tốt có đến 60% dân số là người trẻ quan tâm, mỗi năm ngành mỹ phẩm có tốc độ tăng trưởng bình quân lên đến 30 %. Đây là một thị trường rất là béo bở cho các nhà đầu tư ngoại đến Việt Nam để đầu tư, các nước như: châu Âu, Pháp,  Ý,  Nhật Bản, Hàn Quốc, nhất là sản phẩm Hàn Quốc được rất nhiều người Việt Nam tin dùng vì chất lượng tốt, giá cả thì hợp với túi tiền. Trong khi đó các thương hiệu đến từ châu Âu cũng có thương hiệu phân khúc cao và không ngừng ra mắt sản phẩm với các chương trình o bế khách hàng, tất cả các siêu thị mỗi năm đều tổ chức các lễ hội làm đẹp, ngoài ra còn giảm giá sản phẩm và thị trường Việt Nam được đánh giá là mới nổi và sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

Quang cảnh buổi làm việc với Uỷ ban Kinh tế Quốc hội

 Có nhiều lý do giúp thị trường phát triển nhưng quan trọng  là GDP của Việt Nam tăng trưởng ổn định trên mức 6 % /năm và xu hướng làm đẹp phát triển không ngừng, đặc biệt Việt Nam còn hấp dẫn nhà đầu tư ngoại bởi quy mô thị trường tiêu thụ lớn, dân số Việt Nam lên đến hơn 100 triệu người , đứng thứ 14 trên thế giới, trong đó khoảng 60 % người độ tuổi 35 . Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam tăng nhanh, hiện bước 53,5 triệu đồng / năm, chỉ tính riêng kim ngạch xuất khẩu mỹ phẩm trong nước đã tăng từ 6 tỉ USD, trong đó 95 % mỹ phẩm nhập khẩu khi Việt Nam tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do khiến cho mức thuế nhập khẩu loại hàng hóa này được kéo xuống mức từ 0-5%. Đây chính là nguyên nhân khiến cho thị trường mỹ phẩm càng trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vậy thì lối đi nào cho mỹ phẩm nội trong khi nhà đầu tư ngoại đang hướng về Việt Nam, thì các thương hiệu mỹ phẩm Việt, nhiều công ty mỹ phẩm nội địa lại đang rơi vào tình trạng bị thu hẹp đáng kể thị phần tiêu thụ. Thị trường mỹ phẩm Việt Nam được phân tích đạt 6 tỉ USD/năm, chỉ có 5 % là thuộc về doanh nghiệp nội và các doanh nghiệp Việt đang tập trung ở phân khúc thấp và chiếm lĩnh vị trí hết sức khiêm tốn trong thị phần tiêu thụ nội địa.

Tôi xin có mấy câu hỏi muốn gửi đến lãnh đạo Ủy ban kinh tế như sau:

Thứ nhất: Nhà nước có chính sách nào, điều kiện nào để giúp cho doanh nghiệp mỹ phẩm nội địa phát triển mạnh hơn nữa để chiếm thị phần tại Việt Nam . Những hạn chế như quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ dây chuyền thức vốn đầu tư hạn chế của doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam chưa thể khắc phục trong thời gian ngắn tới. Trong khi đó để có thể phát triển sản phẩm giá trị tăng cao đòi hỏi phải có vốn mạnh có dây chuyền công nghệ hiện đại để chiết xuất tinh chất thiên nhiên từ nguồn nguyên liệu thô để tạo ra dòng sản phẩm cao cấp, doanh nghiệp nội cần có tiềm lực tài chính đủ mạnh để xây dựng và phát triển thương hiệu;

Thứ hai: Có cơ quan chức năng liên quan nào hỗ trợ, thành lập trung tâm nghiên cứu để giúp đỡ doanh nghiệp nội phát triển được lợi thế và nguồn dược liệu phong phú tại Việt Nam không? mặt khác, việc kiểm tra xuất xứ nguồn gốc nguyên liệu mỹ phẩm tại Việt Nam còn nhiều bất cập, mỹ phẩm giả kém chất lượng, hóa chất được bán tràn lan trên thị trường, nhiều doanh nghiệp không có giấy phép cũng sản xuất mỹ phẩm gây ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng Việt;

Chủ tịch Nguyễn Nhung, Công ty Cổ phần dược Mỹ Phẩm MP1.

Thứ ba: Nhà nước nó biện pháp nào để ngăn chặn việc này hay không? Và Chính phủ Việt Nam có chính sách gì để khuyến khích ngành mỹ phẩm Việt phát triển. Nếu không có chính sách kịp thời thì mỹ phẩm nội sẽ mất dần thị phần và nhà sản xuất như chúng tôi cũng mong muốn mỹ phẩm Việt Nam sẽ đạt chất lượng cao và cũng vươn tầm thế giới. Mong muốn của các doanh ngiệp mỹ phẩm là muốn đưa sản phẩm thiên nhiên tốt đến tay người tiêu dùng, vì nguồn dược liệu thiên nhiên của Việt Nam rất là dồi dào.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hoài Thanh