Tin nổi bật

FLSMIDTH MISION ZERO – Sứ mệnh vì con người, vì thiên nhiên

8:33 sáng | 10/06/2021

Ở FLSmidth, chúng tôi nhận thức được những mối quan tâm và thách thức toàn cầu. Đó là lý do tại sao chúng tôi đưa ra chương trình phát triển bền vững tham vọng nhất của ngành Kỹ thuật Công nghiệp Xi măng, được gọi là: MissionZero.

Hãy tưởng tượng một thế giới, nơi Thiên nhiên và Con người có thể cùng nhau phát triển đồng hành và nâng đỡ nhau, một thế giới nơi các hoạt động của con người góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát triển thiên nhiên, một nền kinh tế dẫn dắt con người phục vụ lợi ích thiên nhiên trước tiên. Đây là một thế giới mà chúng ta đang khao khát và chúng ta nợ các thế hệ tương lai.

Trong thế giới này, chúng ta cần đi làm, cần trao đổi giao thương và cần di chuyển, chúng ta cũng cần những con đường, xa lộ cao tốc, nhà cửa, cầu phà, bến cảng, sân bay, ga xe lửa và năng lượng. Rõ ràng chúng ta luôn cần xi măng.

Ngày nay, chúng ta biết rằng ngành công nghiệp xi măng đang đóng góp tiêu cực vào lợi ích của thiên nhiên. Ngành này chịu trách nhiệm cho khoảng 7% lượng khí thải CO2 trên thế giới. Nếu xi măng là một quốc gia, thì nó sẽ là quốc gia phát thải lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Điều này cho thấy thách thức và nhu cầu chuyển đổi của lĩnh vực này để vừa thực hiện các cam kết của Nghị Định Thư Paris về giảm biến đổi khí hậu vừa đảm bảo sự thịnh vượng và tăng trưởng cho xã hội.

Khí thải CO2 từ lĩnh vực xi măng chủ yếu được tạo ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như Than đá, Petcoke hoặc nhiên liệu dầu. Tại Việt Nam, các nhiên liệu hóa thạch này ngày càng được nhập khẩu nhiều hơn từ các nước thứ ba, tạo ra sự phụ thuộc năng lượng ngày càng cao. Ngoài khí thải CO2, các thành phần tinh mịn khác như NOx được thải ra trong quá trình sản xuất xi măng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng địa phương.

Bên cạnh khí thải từ ngành công nghiệp xi măng, chất thải từ các ngành công nghiệp và sinh hoạt đang trở thành một thách thức ngày càng tăng. Đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế và dân số mạnh mẽ ở Việt Nam đang gây ra những thách thức về quản lý chất thải và ô nhiễm.Tốt nhất, chúng ta nên tìm ra các giải pháp để giải quyết những thách thức này cùng một lúc.

Chúng tôi ước tính rằng chúng tôi có thể giảm phát thải CO2 khoảng 70% / kg xi măng vào năm 2030 bằng cách tận dụng các cơ hội từ các công nghệ tiên phong hiện có, các dự án đổi mới và R&D giai đoạn đầu. Để đạt được điều này, chúng tôi đang phát triển các giải pháp như trộn clinker với các vật liệu thay thế, khám phá việc sử dụng các loại xi măng mới và cung cấp các giải pháp cho các nhà sản xuất xi măng để vận hành các nhà máy xi măng sử dụng nhiên liệu thay thế 100% bao gồm các giải pháp biến chất thải thành năng lượng.  Vừa tiến tới triệt tiêu hoàn toàn phát thải ngành, vừa thúc đẩy giải pháp để ngành xi măng sử lý triệt để chất thải của các ngành khác và của xã hội, biến chúng thành năng lượng, nguyên liệu đầu vào cho xi măng – có thể nói, đây là giải pháp “nhất tiễn song điêu”.

Tại Việt Nam, lịch sử hợp tác của FLSmidth với ngành công nghiệp xi măng Việt Nam bắt đầu từ những ngày phôi thai của ngành. Nhà máy xi măng lâu đời nhất Việt Nam hiện nay là Xi măng Hải Phòng được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 một phần bởi FLSmidth. Dây chuyền xi măng Hải Phòng mới được xây dựng tại Tràng Kênh năm 2004 và vào năm 2021 Xi Măng Hải Phòng mới đã được FLSmidth nâng cấp với công nghệ nung luyện mới nhất để đạt các mục tiêu phát triển bền vững như giảm phát thải, giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên và sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi chất thải thành năng lượng.

Ngay sau ngày thống nhất đất nước và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Đan Mạch, chính phủ Đan Mạch đã có những hỗ trợ ODA tái thiết nền kinh tến Việt Nam sau chiến tranh. FLSmidth tự hào là một trong những đối tác đầu tiên trong các dự án đó với với việc cung cấp thiết bị toàn bộ dây chuyền 1 cho nhà máy xi măng Hoàng Thạch năm 1977 với công nghệ lò quay, phương pháp khô, là nhà máy xi măng có công nghệ hiện đại tiên tiến nhất Việt Nam lúc bấy giờ.

Những năm thời kỳ đổi mới, FLSmidth tự hào là nhà cung cấp và xây dựng thêm nhiều dây chuyền đồng bộ, công nghệ hiện đại, tiên tiến với tiêu chuẩn châu Âu cho các như dây chuyền Hoàng Thạch 2,3, nhà máy xi măng Tam Điệp, Xi măng Hạ Long và gần đây là xi măng Xuân Thành, xi măng Tân Thắng.

Ngày 9 tháng 2 năm 2020, với sự hiện diện đặc biệt của Ngài Đại sứ Đan Mạch và Chính phủ Việt Nam, FLSmidth vinh dự ký Tuyên Bố Hà Nội, một thỏa thuận hợp tác với Tổng công ty xi măng Việt Nam VICEM để cùng nghiên cứu, cải tiến các công nghệ đột phá hướng tới phát triển bền vững cho môi trường cho xã hội và ngành xi măng được đặt tên là Zero Emission – Natural Cycle. Một năm sau dù chịu ảnh hướng lớn từ tác động của đại dịch COVID-19 FLSmidth và VICEM vẫn cho thấy kết quả, sự thành công của những cam kết mạnh mẽ và đúng hướng này.

Với công nghệ mới nhất của mình, FLSmidth cho phép sản xuất Xi măng với chất lượng cao nhất, hiệu suất nhiệt tốt nhất mà không cần sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cho phép chuyển đổi rác thải đô thị và công nghiệp thành năng lượng để sản xuất xi măng và điện cho người dân, cho phép kiểm soát khí thải để sản xuất clinker và xi măng không ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

Nhiều giải pháp đã tồn tại để góp phần vào một ngành công nghiệp xi măng tốt hơn, nhưng vẫn còn rất nhiều giải pháp đang phát triển nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nhiên liệu thay thế, cải tiến quy trình chế tạo clinker, phát triển loại xi măng mới cũng như tích hợp ngành năng lượng và quản lý chất thải vào ngành xi măng ở Việt Nam.

Sau 138 năm khám phá tiên phong trong ngành xi măng, FLSmidth đã và đang đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của quy trình sản xuất Xi măng, từ khai thác đá, đến xử lý vật liệu, định lượng, quy trình nung, nghiền, kiểm soát ô nhiễm không khí, hệ thống dẫn động, đóng bao và số hóa. Tất cả những đổi mới này làm cho FLSmidth trở thành nhà  cung cấp thiết bị dây chuyền và các giải pháp hàng đầu về kỹ thuật cho ngành xi măng. Điều này cũng đòi hỏi một mức độ trách nhiệm cao với tư cách là đơn vị nắm giữ vị trí hàng đầu của chúng tôi trong ngành mà đòi hỏi phải có kiến ​​thức đặc thù độc đáo về toàn bộ vòng đời của nhà máy xi măng.

                                                                                                         Đức Quân