Nhân vật

Lương y Nguyễn Đức Lợi: “Tôi chỉ kế thừa và phát triển những gì cha, ông để lại”

11:31 sáng | 27/01/2022

Đó là chia sẻ của lương y Nguyễn Đức Lợi khi nói về ‘nghiệp” theo nghề Đông y của mình.

“Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Y học tôi cảm thấy thật hãnh hiện và may mắn. Tôi mong muốn, giúp cho bệnh nhân hiểu rõ được nguyên nhân dẫn đến bệnh từ đó hướng dẫn bệnh nhân từ cách phòng bệnh và điều trị hiệu quả nhất. Đúc kết thành quả của ông, cha phát huy kiến thức mới tạo thành một ngành Đông y hiện đại như cách nói của vị bác sĩ Trường Thìn: “Gốc cội của Đông y miền Nam”” – đó là những lời chia sẻ của lương y Nguyễn Đức Lợi, người sáng lập Phòng khám Y học Cổ truyền Hồng Ân Đường.

Lương y Nguyễn Đức Lợi người sáng lập Phòng khám Y học Cổ truyền Hồng Ân Đường.

Sau rất nhiều lần hẹn gặp không thành do thời điểm đó lương y Lợi đang khá bận rộn với công việc nghiên cứu và kinh doanh của mình, cuối cùng tôi cũng đã hẹn được anh trong một buổi cà phê chiều ở Sài Gòn. Tôi không thấy vẻ mệt mỏi sau một ngày dài làm việc và nghiên cứu mà thay vào đó là phong thái hào hứng và cụ cười tràn đầy năng lượng của anh.

Theo Nguyễn Đức Lợi, anh may mắn khi được sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống về Đông y, điều đó ít nhiều đã giúp anh có tình cảm đặc biệt với nghề này. Và hơn hết, chính việc tận mắt chứng kiến hình ảnh ông, cha mình hành y cứu người đã gieo và đầu cậu bé Lợi ngày nào bốn chữ “Phụng sự, cứu người!”

Sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, khi còn bé anh đã được làm quen với hình ảnh bốc thuốc cứu người của ông nội, rồi đến cha mình. Chính việc thấy và nghe được những việc làm ý nghĩa đó, anh đã quyết tâm học tập để kế thừa và phát triển những thành quả mà ông, cha mình đã đạt được.

Lương y Nguyễn Đức Lợi tại buổi trao tặng Buồng xông thuốc cho người dân Phường 11, Quận Gò Vấp, TP.HCM.

“Từ nhỏ tôi đã nghe cha kể lại việc làm của ông nội khi xưa là một lương y vừa chữa bệnh giúp người, phát gạo cứu đói, tôi cảm thấy thật hãnh hiện và may mắn khi xuất thuân trong một gia đình có truyền thống Y học như vậy. Nên tôi chỉ kế thừa và phát triển những gì ông, cha để lại.”  Lương y Nguyễn Đức Lợi chia sẻ.

Tốt nghiệp phổ thông anh vào Viện Y học Dân tộc để học, từ đó dần hiện thực hóa giấc mơ cứu người, giúp đời của mình.

“Nghề Đông y này dễ chia sẻ cho người khác bằng tâm, bằng đức và bằng chính đôi tay lại gần gũi với con người, gần gũi với thiên nhiên nên với tôi đó là một nghề rất cao quý.” Anh Lợi cho biết.

Không ỷ lại vào gia đình, anh đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cho việc học hành. Anh nói, có giao đoạn sáng học việc tại một phòng khám, chiều lại học kỹ thuật tại trường ĐH Thủy sản, vì thời điểm đó nghề kỹ thuật lạnh dễ kiếm được tiền.

Lãnh đạo Quận Gò Vấp đến thăm và động viên tinh thần Phòng khám Hồng Ân Đường trong đợt dịch Covid-19 vừa qua.

Cuối khóa học của ngành Đông y, Nguyễn Đức Lợi nghỉ nghề kỹ thuật lạnh và làm tại phòng khám của một thầy lang trong suốt 11 năm. “Ở phòng khám, tôi làm từ sáng đến tối, cũng nhờ như vậy sau này khi làm riêng tôi không thấy công việc làm cực thế nào.” Lương y Lợi nói.

Năm 2009, Nguyễn Đức Lợi thành lập Phòng khám Y học Cổ truyền Hồng Ân Đường hoàn thành giấc mơ khi còn bé của bản thân.

Những trăn trở cứu người, giúp đời như thế hệ trước đã làm lại giúp anh có động lực hơn. Anh vừa làm vừa cập nhật nhiều kiến thức y học hàng ngày vì với anh người thầy thuốc kiến thức càng rộng, càng sâu càng nhiều bệnh nhân được nhờ.

“Tôi từng chữa bệnh cho một bệnh nhân, khi hỏi ra mới biết đó là bác sĩ của những vị bậc thầy của mình. Tôi sử dụng phương pháp gia truyền của cha tôi, dùng châm cứu bằng phương pháp Nhĩ châm – còn được gọi là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, sau 3 tuần ông ấy đã khỏe và ông có làm thơ tặng tôi. Đó là kỷ niệm mà tôi rất ấn tượng trong nghề của mình.” Lương y Nguyễn Đức Lợi bộc bạch.

Lương y Nguyễn Đức Lợi (ngoài cùng bên trái) trao tặng Buồng xông di động phục vụ công tác phòng và điều trị Covid-19.

Nói về mong muốn của bản thân, anh Lợi cho biết, sẽ cố gắng phát triển chi nhánh Phòng khám Hồng Ân Đường ra các tỉnh thành khác trên cả nước để các bệnh nhân ở xa không phải cực nhọc đến phòng khám ở TP.HCM, đi lại xa xôi và tốn kém. Ngoài ra, cũng tạo ra những phương tiện sử dụng thuốc một cách giản đơn, tiện ích nhưng hiệu quả cao, đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân.

Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, Phòng khám Hồng Ân Đường đã khám miễn phí và giảm phí cho bệnh nhân khó khăn, tặng thuốc trong việc phòng và điều trị Covid-19. Cùng Với Ban chấp hành, UBND quận Gò Vấp làm Chương trình: “Quầy thuốc không đồng” cấp về cho 16 phường của quận. Tặng cho bệnh viện dã chiến Phường 7, 8 giường và 2 tủ y khoa đầu giường chi phí 11 triệu đồng.

Ngoài ra, Lương y Nguyễn Đức Lợi còn kết hợp với Giáo xứ Xứ Thánh Giuse Gò Vấp để làm liệu trình thuốc không đồng cho bà con công giáo và không tôn giáo ở nhiều nơi đang điều trị cho bệnh nhân F0 với mong muốn bà con khỏe và mau hết bệnh nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.