Bến Tre

Nông nghiệp Bến Tre: Tiếp tục tang tốc – Tạo bức phá

7:30 sáng | 08/07/2019

Năm 2018, tỉnh đã triển khai thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Trong đó, sản xuất nông nghiệp từng bước được chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng chuỗi giá trị. Nhiều sản phẩm nông nghiệp được hình thành và phát triển rất đa dạng, bước đầu hình thành mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp.

Xây dựng chuỗi giá trị cho sản phẩm chủ lực

Xác định chuỗi giá trị như chìa khóa giải quyết tổ chức sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, thị trường, liên kết lưu thông hàng hóa. Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025, với mục tiêu: Xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp theo hướng phát triển ổn định, bền vững đối với 8 sản phẩm chủ lực (dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, heo, bò và tôm biển), có lợi thế cạnh tranh, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

Thông qua Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn như: Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ tổ hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản gắn với doanh nghiệp; Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND về một số chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 07/2016/NQ-HĐND về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bến Tre…. Phần nào đã cho thấy được sự quyết tâm mạnh mẽ và đồng hành của các cấp ban ngành cùng với người nông dân.

Theo ông Huỳnh Quang Đức – Phó GĐ Sở NN&PTNT Tỉnh, chủ trương của ngành là đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững, chuyển từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang kinh tế nông nghiệp. Trong xây dựng chuỗi giá trị, Bến Tre tập trung xây dựng mô hình Hợp tác xã (HTX), đưa hoạt động của các HTX vào thực chất, củng cố vững chắc làm nền tảng xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện các hoạt động của chương trình và hơn 2 năm thực hiện chương trình theo chuỗi giá trị đã có một số tác động tích cực đến hoạt động trồng, chế biến dừa của tỉnh. Từ đó, hình thành một số vùng dừa tập trung tạo sản lượng đáp ứng nhu cầu của DN. Hiện Bến Tre đã xây dựng được chuỗi giá trị dừa xiêm xanh nhằm ổn định vùng nguyên liệu, ổn định giá cả, ổn định đầu vào, đầu ra đối với loại trái cây này.

Diện tích dừa của tỉnh khoảng 72.000 ha; năng suất 9.500 trái/ha, sản lượng 612.500 trái/năm. Và gần 2.000 cơ sở chế biến dừa với nhiều loại hình, quy mô hoạt động khác nhau, có khả năng chế biến hết sản lượng dừa của đồng bằng sông Cửu Long. Đã hình thành được 37 tổ hợp tác, 11 tổ liên kết và 9 HTX với quy mô 1.882ha và 2.511 thành viên. Đã có 2/9 HTX tổ chức sơ chế bán cơm dừa trắ́ng cho doanh nghiệp (DN) để nâng cao giá trị trái dừa và 5/9 HTX đã tổ chức sản xuất, kinh doanh thu mua dừa trái của các thành viên bán cho các DN.

Ngoài ra, tỉnh cũng đã tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ, hiện tổng diện tích dừa đang chuyển đổi sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ và được chứng nhận trên 4.137ha với 2.447 hộ, trong đó diện tích đạt chứng nhận 2.014,36ha.

Mạnh dạng chuyển đổi cây trồng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật

Thực hiện chủ đề của Tỉnh ủy năm 2019 là “Tiếp tục tăng tốc – tạo bứt phá”, Sở nông nghiệp quyết tâm triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các lĩnh vực phụ trách, nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét trong nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế nông nghiệp. Trong đó, tập trung 2 mũi nhọn là kinh tế vườn và kinh tế biển. Các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản được thực hiện đúng quy hoạch theo hướng năng suất, chất lượng, sạch, an toàn và từng lúc ứng dụng công nghệ cao. Ưu tiên sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm bảo vệ nguồn thực phẩm trong tương lai đồng thời bảo vệ cho ngành du lịch của địa phương.

Ông Huỳnh Quang Đức cho biết: “Để nâng cao chất lượng và giá trị tăng thêm cho các sản phẩm nông nghiệp, trước hết cần chú trọng khâu tổ chức thực hành nông nghiệp tốt, đáp ứng đa dạng theo yêu cầu của thị trường và phải đáp ứng được truy xuất nguồn gốc như chôm chôm cần chuẩn VietGAP, dừa sản xuất theo yêu cầu hữu cơ, dừa uống nước cần phải đạt chuẩn GlobalGAP,…”.

Trên nền tảng cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh mạnh dạng quy hoạch chuyển giao cây trồng ở những nơi không phù hợp, canh tác không hiệu quả. Một số mô hình hiệu quả như: Chuyển giao từ cây sầu riêng, măng cụt sang trồng bưởi da xanh; tăng cường giống lúa chịu mặn tốt ở vùng ven biển, trồng cỏ nuôi bò, nuôi tôm càng xanh toàn đực, nuôi tôm 2 giai đoạn, nuôi tôm công nghệ cao, mô hình nuôi vịt biển,… Bên cạnh đó, cần chuẩn hóa từ khâu chọn giống để có thể đáp ứng được truy xuất nguồn gốc. Ngoài hai phương pháp phổ biến gốc ghép và mầm ghép như hiện nay thì sắp tới tỉnh sẽ triển khai thêm phương pháp nuôi cấy mô từ dừa nhằm nâng cao năng suất và chất lượng hơn nữa cho cây chủ lực của địa phương.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả theo hướng liên kết sản xuất – tiêu thụ được chú trọng. Công tác xây dựng chỉ dẫn địa lý, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa được quan tâm, Bến Tre hiện đã xây dựng được chỉ dẫn địa lý đối với dừa xiêm xanh và bưởi da xanh. Bước đầu, tỉnh cũng đã hình thành mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, tạo vùng nguyên liệu phục vụ nguyên liệu chế biến.

Đại diện Sở NN&PTNT Bến Tre cũng cho biết thêm, ngành sẽ tiếp tục tổ chức lại sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên cơ sở điều chỉnh đồng bộ các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất liên quan đến sản xuất nông nghiệp dựa vào lợi thế của địa phương, sinh thái vùng, nhu cầu thị trường và gắn với biến đổi khí hậu. Đồng thời, ngành tập trung đẩy nhanh xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị nông sản. Tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ, chuyển giao kỹ thuật thâm canh tổng hợp, phòng trừ sâu bệnh theo hướng sinh học, góp phần nâng cao năng suất vườn dừa../.