Kiên Giang

Phà cao tốc Thạch Thới – Cầu nối của sự phát triển

8:15 sáng | 18/06/2019

“…kể từ khi Phà cao tốc Thạnh Thới đi vào hoạt động đến nay, có những lúc chi phí vận chuyển tăng lên nhưng công ty vẫn giữ nguyên giá vé, không thay đổi. Đời sống của nhiều người vẫn còn nhiều khó khăn, nếu mình suy nghĩ cho người dân thì chắc chắn người dân sẽ không bỏ mình. Do vậy, Phà cao tốc Thạnh Thới đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất với giá cả hợp lý nhất”, ông Nguyễn Ngọc Thới – GĐ Công ty TNHH MTV Thạnh Thới.

Giờ đây để đến với đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang), mọi người có thể đi bằng đường hàng không hoặc đường thủy đều rất thuận tiện. Giao thương giữa đất liền với huyện đảo Phú Quốc và các vùng phụ cận đã trở nên nhộn nhịp hơn, không còn vất vả đầu sóng ngọn gió như thời điểm cách đây chục năm về trước. Để có sự phát triển vượt bật như hôm nay, trong đó những chuyến phà chính là khởi nguồn kinh tế quan trọng, đã và đang góp phần mạnh mẽ vào sự phát triển của vùng đất Hà Tiên, Phú Quốc nói riêng cũng như Kiên Giang nói chung.

Được biết đến là đơn vị vận tải phà biển đầu tiên ở vùng Tây Nam Bộ cũng như cả nước, công ty TNHH MTV Thạnh Thới đã mạnh dạn tiên phong đưa vào hoạt động phà biển mang tên Thriving-1 vào tháng 01 năm 2011 –  đây là dự án phà biển cao tốc chất lượng cao đầu tiên của Việt Nam vận chuyển hành khách và xe ô tô ra đảo Phú Quốc.

Nhớ lại những ngày đầu khi đưa tàu Thriving-1 hoạt động, Ông Nguyễn Ngọc Thới – GĐ Công ty TNHH MTV Thạnh Thới không khỏi xúc động: “Khi nhận dự án này, chúng tôi nhận được sự ủng hộ rất lớn của các cấp lãnh đạo nhưng cũng nhiều lo lắng bởi vì mô hình phà biển này chưa từng có ở Việt Nam. Để phà hoạt động được như bây giờ là cả một thách thức rất lớn, có những lúc tưởng chừng như dự án đi vào bế tắt. Công ty gặp rất nhiều khó khăn từ khâu thay đổi thiết kế phà cao tốc để có thể chạy được trong vùng nước nông, phải thuận tiện cho phương tiện lên xuống bến tàu đồng thời phải đảm bảo các tiêu chuẩn qui phạm an toàn về tàu biển quốc tế. Rồi đến xây dựng bến tàu để phà có thể cập bến dễ dàng, trong đó đáng nhớ nhất chính lúc xây dựng bến tàu ở cảng Đá Chồng. Nhiều người vẫn nói vui là công việc không tưởng vì khi đó chúng tôi phải lắp biển để xây bến cảng. Nhưng khi tàu Thriving-1 đi vào hoạt động, hành trình đầu tiên nối từ Hà Tiên ra Phú Quốc chính là niềm hạnh phúc lớn nhất đối với chúng tôi”.

Mô hình phà cao tốc của công ty Thạnh Thới như một sáng kiến tâm huyết, độc đáo của ông Nguyễn Ngọc Thới. Phà Thriving-1 được đánh giá là một bước đột phá của ngành du lịch khu vực Tây Nam vùng biển Kiên Giang và Phú Quốc. Bởi đây là phương tiện an toàn, tiện nghi và nhanh chóng nhất trong lĩnh vực phà biển Việt Nam tạo điều kiện giao thông thuận tiện cho người dân giữa đất liền và đảo Phú Quốc. Là phà 2 thân hiện đại bậc nhất hiện nay với tính ổn định cao và ít bị ảnh hưởng bởi sóng gió. Vì thế hành khách đi phà sẽ không lo về vấn đề bị say sóng. Độ an toàn của phà cũng cao hơn so với các mẫu tàu 1 thân trước đây.

Tất cả đội phà cao tốc của Công ty Thạnh Thới đều đóng mới 100%, phà có 1 thân 2 tầng. Tầng 1 để xe, tầng 2 dành cho khách (phòng ngồi có máy lạnh). Phà cao tốc Thạnh Thới có thể chạy trong gió cấp 7, được trang bị hệ thống cứu sinh (phao bè, áo phao…) đảm bảo sự an toàn hàng hải cao nhất cho hành khách. Các tàu Thriving được đầu tư để trở thành phà du lịch tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ 24 hải lý/giờ; có công suất lớn có thể vận chuyển được 20 xe ô tô các loại, 200 xe gắn máy và 400 hành khách mỗi chuyến từ Hà Tiên đi Phú Quốc và ngược lại. Trên phà có ghế hành khách cao cấp, trang trí nội thất gỗ hiện đại, sang trọng, Máy lạnh tự động; Café bar; Thức ăn nhanh; Quà lưu niệm; Phòng vip, Phòng karaoke; Khu vực ngắm biển. Tại bến phà Thạnh Thới có nhà chờ lớn và thoáng mát, có wifi miễn phí, quầy thức ăn nhanh phục vụ hành khách…

Thời gian mỗi lượt phà chạy từ Hà Tiên (Bến Phà Thạnh Thới) đến Phú Quốc (cập cảng Đá Chồng) hoặc ngược lại là 2 giờ 30 phút. Lịch trình có thể tăng tối đa tổng cộng 28 chuyến/ngày. Để có thể đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của hành khách chuyển từ đất liền ra Phú Quốc, hiện Công ty Thạnh Thới đã đưa vào hoạt động 12 phà cao tốc, trong đó có 9 phà hoạt động tuyến Hà Tiên – Phú Quốc và 3 phà tuyến Rạch Giá – Phú Quốc.

Phà cao tốc Thạnh Thới đã và đang góp phần thúc đẩy các lĩnh vực khác như thương mại dịch vụ, du lịch biển đảo của địa phương phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Giúp giảm giá thành chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị máy móc từ đất liền ra đảo, nhờ đó mà việc xây dựng cảng hàng không quốc tế Phú Quốc cũng được hoàn thành nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, huyện Phú Quốc đang phát triển đúng hướng, tăng trưởng kinh tế đạt mức khá cao và ổn định. Điểm nhấn nổi bật trong chiến lược. phát triển của Phú Quốc là tập trung nguồn lực đầu tư mạnh hạ tầng giao thông, tạo kết nối liên thông với các trung tâm đô thị lớn trong nước và một số quốc gia trên thế giới qua đường hàng không, đường biển. Có thể khẳng định rằng, Phà cao tốc Thạnh Thới góp phần kết nối Phú Quốc với đất liền đưa đảo Phú Quốc phát triển lên 1 tầm cao mới, là niềm tự hào của vùng đất Kiên Giang nói riêng và Việt Nam nói chung.

“Hà Tiên là thành phố biển nằm trong tam giác du lịch trọng điểm của vùng ĐBSCL bao gồm Hà Tiên – Phú Quốc – Rạch Giá. Bên cạnh đó, Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên cũng là cửa ngõ kết nối Thái Lan, Campuchia đến Việt Nam qua đường hành lang ven biển, kết nối các nước tiểu vùng sông MêKông qua đường Xuyên Á. Đây là lợi thế giúp Hà Tiên thu hút một lượng lớn du khách Quốc tế
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, huyện Phú Quốc đang phát triển đúng hướng, tăng trưởng kinh tế đạt mức khá cao và ổn định. Điểm nhấn nổi bật trong chiến lược. phát triển của Phú Quốc là tập trung nguồn lực đầu tư mạnh hạ tầng giao thông, tạo kết nối liên thông với các trung tâm đô thị lớn trong nước và một số quốc gia trên thế giới qua đường hàng không, đường biển. Có thể khẳng định rằng, Phà cao tốc Thạnh Thới góp phần kết nối Phú Quốc với đất liền đưa đảo Phú Quốc phát triển lên 1 tầm cao mới, là niềm tự hào của vùng đất Kiên Giang nói riêng và Việt Nam nói chung. /.

Hà Tiên hiện sở hữu nhiều di tích danh thắng như Thạch Động, Đá Dựng, Lăng Mạc Cửu, Núi Đèn, thành phố mới Hà Tiên, Đầm Đông Hồ,… Đặc biệt, nơi đây có biển Mũi Nai và quần đảo Hải Tặc là điểm du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Mặt khác, với lợi thế chỉ cách Phú Quốc 40 km, Hà Tiên là cửa ngõ trung chuyển du khách từ các tỉnh Đông Nam Bộ, ĐB Sông Cửu Long và các nước tiểu vùng sông Mêkông đi Phú Quốc. Ở chiều ngược lại, du khách đến Phú Quốc thường chọn Hà Tiên là điểm tham quan du lịch , nghỉ dưỡng. Ngoài ra Hà Tiên cũng liền kề những danh thắng nổi tiếng như quần đảo Nam Du, thành phố Kép (Campuchia),…

Do vậy, Phà Cao tốc Thạnh Thới sẽ càng có lợi thế để phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong công tác cầu nối giữa đất liền và biển đảo. Thu hẹp khoảng cách, thúc đẩy đầu tư, đặt biệt phát triển du lịch, thương mại dịch vụ; góp phần cùng TP Hà Tiên tạo bước đột phá cho kinh tế của tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn tiếp theo”.