Hậu Giang

Hậu Giang: Những thay đổi đáng kể của ngành y tế sau 15 năm thành lập

1:06 sáng | 14/11/2018

Trong gần 15 năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện đáng kể các chỉ số sức khỏe cộng đồng và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng:

Thực hiện thành công việc kiện toàn tổ chức, bộ máy, duy trì biên chế ngành y tế theo Thông tư Số 51/2015/TTLT-BYT-BNV Thông tư 37/2016/TT-BYT; Thông tư 33/2015/TT-BYT  Hậu Giang là một trong những tỉnh thành trong cả nước đi tiên phong trong việc triển khai thực hiện tổ chức, bộ máy tuyến cơ sở, bước đầu đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Đến cuối năm 2016 năm ngành y tế đã cơ bản  hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị ở tuyến cơ sở (trừ còn 01 TTYT huyện và 2 Tram y tế do mới thành lập), đáp ứng tốt nhu cầu tiếp nhận, phục vụ sức khỏe cho nhân dân.

Y tế cơ sở từng bước được củng cố và nâng chất. Hầu hết các xã đều được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế, triển khai phần mềm quản lý KCB, đội ngũ cán bộ được đào tạo nâng cao trình độ… phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.Tỷ lệ số trạm y tế có bác sỹ đạt 86,86%. Đến năm 2017, toàn tỉnh Hậu Giang đã có 76/76 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về Y tế giai đoạn (2011-2020), chiếm tỷ lệ 100%.

Công tác phòng, chống dịch chủ động đã tập trung chỉ đạo quyết liệt với những kế hoạch hoạt động cụ thể. Do đó, dù diễn biến khá nguy hiểm, sự xuất hiện nhiều dịch, bệnh mới trên toàn quốc và các nước khác trên thế giới như: Cúm A (H1N1, H5N1), Ebola, MERS.CoV, Zika, …nhưng về cơ bản tình hình dịch bệnh của tỉnh vẫn nằm trong tầm kiểm soát, dịch bệnh mới, nguy hiểm không xuất hiện, không có dịch lớn xảy ra. Hậu Giang là một trong 20 tỉnh thành phía Nam có số ca mắc SXH và TCM thấp nhất. Các Chương trình mục tiêu y tế quốc gia được duy trì các hoạt động, thực hiện có hiệu quả, đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế theo quy định chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Công tác DS-KHHGĐ tiếp tục đạt thành tích nổi bậc; Tỷ suất sinh giảm đáng kể, Tỷ lệ sinh con thứ 3 cũng giảm so cùng kỳ; Tỷ số giới tính khi sinh đã giảm so với năm trước và thấp hơn so với trung bình cả nước; Số người áp dụng các BPTT lâm sàng và phi lâm sàng đạt cao, tăng so với cùng kỳ.

Đổi mới, đột phá và triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (i) Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế đối với người bệnh; (ii) Xây dựng cơ sở y tế xanh – sạch – đẹp; (iii) Thực hiện bộ tiêu chí đánh gía chất lượng bệnh viện. Kết quả đã có sự chuyển biến rõ rệt, từ tư duy “phục vụ” sang “cung cấp dịch vụ”, bước đầu được người dân và dư luạn xã hội đánh giá cao. Công tác khám, chữa bệnh đã có bước chuyển tích cực.Về tài chính y tế sau nhiều năm khó khăn do một số đơn vị bị mất cân đối, lần đầu tiên sau khi kiểm tra đánh giá về tài chính năm 2016 đã ghi nhận tất cả các đơn vị trong ngành y tế không còn bị mất cân đối, và có kết dư . Do tiếc kiệm chi, quản lý tài chính và sử dụng kinh có hiệu quả. Mặc khác kinh phí ngân sách cấp tăng hơn cùng kỳ 13%, khả năng thu đạt 99,9% so với KH giao.

Ngành Y tế đã tích cực triển khai việc ứng dụng CNTT trong khám, chữa bệnh và thanh toán BHYT theo quy định của Bộ Y tế và BHXH; đồng thời triển khai ứng dụng quy định về văn bản điện tử cho tất cả các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế; thực hiện thí điểmviệc lập hồ sơ quản lý sức khỏe hộ gia định cho 45/76 xã trong toàn tỉnh, góp phần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh và hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước trong ngành y tế. Năm 2017 tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 81,16%, vượt 2,89 % so với chỉ tiêu trên giao. Có được kết quả này, có thể nói là do sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và xây dựng mạng lưới đại lý BHYT đa dạng, đặc biệt là 100% trạm y tế đều tham gia đai lý ban BHYT.

Về công tác đào tạo cán bộ y tế, Sở Y tế đã tham mưu cho HĐND, UBND Tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ học phí bác sĩ, dược sĩ diện đào tạo theo địa chỉ sử dụng (ĐCSD) của tỉnh sau khi tốt nghiệp ra trường và được tuyển dụng vào công tác trong các cơ sở y tế công lập. Ngoài hỗ trợ tiền học phí, tỉnh Hậu Giang còn đào tạo bác sĩ chính quy theo QĐ số 319/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đền án “Khuyến khích đào tạo và phát triển nhân lực y tế các chuyên ngành lao, phong, tâm thần, pháp y và giải phẫu bệnh giai đoạn 2013-2020. Kết quả, trong trong thời gian qua, ngành Y tế Hậu Giang đã đào tạo cho tổng số 5.122 trường hợp, trung bình mỗi năm đào tạo 341, tăng gấp 4,5 lần, trong đó bác sĩ 798 (hệ liên thông 396, chính quy 402). Dược sĩ 303 (hệ liên thông 205, chính quy 98). Cử nhân y khoa các ngành 224 (liên thông 223, chính quy 01), sau đại học 424 (Ts 02, Ths 33, CK2 74, CK1 315), đào tạo tập huấn thường xuyên 3.900

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn một số mặt hạn chế đó là chất lượng cung cấp dịch vụ y tế nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân; hoạt động y tế cơ sở và chăm sóc sức khoẻ ban đầu còn hạn chế; tình hình VSATTP còn diễn biến phức tạp, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe; việc đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các chương trình y tế chưa đáp ứng nhu cầu; còn khoảng 19% dân số chưa tham gia bảo hiểm y tế; công tác đào tạo nhân lực và thực hiện chính sách cho CBYT chưa đáp ứng nhu cầu, còn nhiều bất cập. Công tác y tế dự phòng luôn tiềm ẩn nhiều thách thức ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Nhận thức và hiểu biết của người dân về bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, xây dựng lối sống lành mạnh còn chưa cao, chưa chuyển thành hành động thực tế. Công tác truyền thông sức khỏe chưa thực sự tác động sâu rộng đến đối tượng đích, phương thức truyền thông – giáo dục sức khỏe ở một số địa phương còn chưa phù hợp và linh hoạt, khả năng tiếp cận thông tin – giáo dục sức khỏe của người dân còn hạn chế, vấn đề đặt ra lànguồn kinh phí để thực hiện công tác phòng chống dịch, môi trường và các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đang gặp khó khăn, khi Trung ương tiếp tục cắt giảm, ngân sách địa phương phải tăng kinh phí để duy trì các hoạt động, gây khó khăn cho những tỉnh nghèo như Hậu Giang. Do đó, cần được sự quan tâm hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là Bộ Y tế để tạo điều kiện cho địa phương thực hiện tốt hơn.

Đối với tỉnh Hậu Giang KT-XH còn nhiều khó khăn, điều kiện môi trường làm việc trong các cơ sở y tế công lập chưa được cải thiện, nhiều áp lực, tiền lương, thu nhập của cán bộ, nhân viên y tế thấp. Mặc khác, Hậu Giang lại là tỉnh giáp TP Cần Thơ, cách TP.HCM không xa nên việc thu hút, tuyển dụng Bác sĩ, nhân viên y tế có trình độ cao về công tác tại Hậu Giang là rất khó. Phải chăng nên có cơ chế thu hút đồng bộ giữa các tỉnh thành với nhau, đồng thời chính sách đào tạo phải đi kèm cơ chế ràng buộc để gia tăng trách nhiệm của các bên liên quan.

Trong thời gian tới ngành y tế Hậu Giang tập trung các giải pháp cơ bảnhướng đến mục tiêu là giảm tỷ lệ mắc và tử vong các bệnh dịch, góp phần tăng tuổi thọ, nâng cao sức khỏe cơ bản của người dân, năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện đạt chỉ tiêu tỷ lệ bao phủ BHYT của tỉnh hàng năm. Theo đó, ngành y tế đã đề ra 9 nhiệm vụ trọng tâm là: (1) Tăng cường phát triển mạng lưới y tế cơ sở; (2) nâng cao chất lượng dịch vụ KCB; (3) Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng phù hợp với tình hình mới; (4) Phát triển nguồn nhân lực y tế, tăng cường nghiên cứu khoa học và ứng dụng CNTT; (5) Tiếp tục thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phụ vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người dân; (6) Đổi mới cơ chế tài chính từ huy động, phân bổ đến sử dụng hiệu quả nguồn tài chính y tế; (7) Tập trung củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy ngành y tế từ từ tỉnh đến cơ sở; (8) Nâng cao năng lực quản lý an toàn thực phẩm; (9) Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe./.

PV